Mời chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần duy nhất năm 2021 tại Nam Cực

Nhật thực toàn phần kéo dài gần 2 phút và chỉ quan sát được ở Nam Cực, nơi các nhà khoa học nghiên cứu và chim cánh cụt sinh sống.

Mời chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần duy nhất năm 2021 tại Nam Cực
Các nhà khoa học Mỹ và Chile theo dõi nhật thực từ trại Union Glacier, Nam Cực, hôm 4/12. Ảnh: Felipe Trueba/Imagen Chile/AFP

Nhật thực bắt đầu lúc 14h và kết thúc lúc 15h06 hôm 4/12 (giờ Hà Nội), trong đó giai đoạn toàn phần diễn ra lúc 14h44, kéo dài trong chưa đầy 2 phút. Trong nhật thực, Mặt Trăng di chuyển giữa Mặt Trời và Trái Đất, đổ bóng lên hành tinh xanh. Với nhật thực toàn phần, Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất xếp thẳng hàng một cách hoàn hảo theo thứ tự.

Những người ở trung tâm của nơi Mặt Trăng đổ bóng lên Trái Đất có thể quan sát hiện tượng thiên văn thú vị này. Họ sẽ thấy bầu trời chuyển tối khi bóng Mặt Trăng quét qua Trái Đất. Những người ở Nam Cực, nơi duy nhất có thể theo dõi nhật thực toàn phần hôm 4/12, cũng sẽ thấy lớp khí quyển ngoài của Mặt Trời hay vành nhật hoa. Vào ngày thường, lớp khí quyển này bị che lấp bởi bề mặt Mặt Trời sáng rực.


Video time-lapse ghi lại hiện tượng nhật thực từ trại Union Glacier, Nam Cực. Video: Space

Hiện tại, Nam Cực đang trải qua mùa hè (kéo dài từ tháng 10 đến tháng 2), khi Mặt Trời gần như lúc nào cũng ở trên bầu trời. Điều này đồng nghĩa có thể khoảng 4.400 - 5.500 người gồm các nhân viên và nhà nghiên cứu đang ở trên châu lục này, ít hơn nhiều so với chim cánh cụt. Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh (BAS) ước tính, có khoảng 20 triệu cặp chim cánh cụt đang trong tuổi sinh sản ở Nam Cực.

Dù không thể thấy nhật thực toàn phần, người yêu thiên văn ở một số khu vực khác trên thế giới có thể quan sát nhật thực một phần. Những khu vực này gồm đảo Saint Helena, Namibia, Lesotho, Nam Phi, Nam Georgia và quần đảo Sandwich, quần đảo Crozet, quần đảo Falkland, Chile, New Zealand và Australia.

Nhật thực toàn phần tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2023, quan sát được ở khu vực phía nam và phía đông châu Á. Trong khi đó, nhật thực một phần tiếp theo diễn ra sớm hơn, vào ngày 30/4/2022, quan sát được ở khu vực đông nam Thái Bình Dương và một số nơi thuộc Nam Mỹ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên phát hiện ánh sáng có thể từ vụ va chạm giữa hai hố đen

Lần đầu tiên phát hiện ánh sáng có thể từ vụ va chạm giữa hai hố đen

Theo Space, các nhà thiên văn học có thể đã lần đầu tiên nhìn thấy ánh sáng từ hai hố đen va chạm.

Đăng ngày: 04/12/2021
Vệ tinh của SpaceX phải né các mảnh vỡ từ vụ Nga thử tên lửa

Vệ tinh của SpaceX phải né các mảnh vỡ từ vụ Nga thử tên lửa

Tỉ phú Elon Musk cho biết hôm 30-11 một số vệ tinh Starlink của Công ty SpaceX đã phải né các mảnh vỡ từ vụ thử tên lửa của Nga.

Đăng ngày: 04/12/2021
Tìm thấy phiên bản tương phản của Trái đất, một năm chỉ dài 8 giờ

Tìm thấy phiên bản tương phản của Trái đất, một năm chỉ dài 8 giờ

GJ 367b là một trong những hành tinh nhỏ nhất được phát hiện và có những tính chất không tưởng, y hệt một viên đạn sắt và hoàn thành 1 quỹ đạo quanh sao mẹ chỉ trong 8 giờ.

Đăng ngày: 04/12/2021
Tiểu hành tinh khổng lồ mạnh gấp 600 lần bom hạt nhân sắp bay qua Trái đất

Tiểu hành tinh khổng lồ mạnh gấp 600 lần bom hạt nhân sắp bay qua Trái đất

Theo các nhà quan sát, tiểu hành tinh có tên 2018 AH, sẽ bay ngang qua Trái đất vào ngày 27/12.

Đăng ngày: 03/12/2021
Vệ tinh của Việt Nam chưa bắt được tín hiệu sau 22 ngày lên vũ trụ

Vệ tinh của Việt Nam chưa bắt được tín hiệu sau 22 ngày lên vũ trụ

Nano Dragon, vệ tinh được chế tạo 100% tại Việt Nam chưa bắt được tín hiệu từ mặt đất sau 22 ngày tách khỏi tên lửa đẩy.

Đăng ngày: 03/12/2021
Phát hiện cặp hố đen sắp lao vào nhau ở khoảng cách gần Trái đất chưa từng thấy

Phát hiện cặp hố đen sắp lao vào nhau ở khoảng cách gần Trái đất chưa từng thấy

Giới thiên văn học phát hiện cặp siêu hố đen gần Trái đất nhất từ trước tới nay, có điều cặp đôi này đang trên bờ vực va chạm.

Đăng ngày: 03/12/2021
Trung Quốc chế tạo vật liệu mới cho bề mặt tàu vũ trụ

Trung Quốc chế tạo vật liệu mới cho bề mặt tàu vũ trụ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển một màng phức hợp nano polyimide 2 lớp kiểu mới có thể sử dụng bảo vệ hiệu quả hơn các bề mặt bên ngoài của tàu vũ trụ.

Đăng ngày: 03/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News