Mọi thứ bạn cần biết về USB4 - chuẩn USB mới mang tính cách mạng sắp ra mắt

USB 3.2 còn chưa xuất hiện trên thị trường, USB4 đã được công bố, hứa hẹn một cuộc đại tu trong vài năm tới.

Trong bài viết này, bạn sẽ được giải thích mọi thứ liên quan USB4, bao gồm những cải thiện về mặt tốc độ và những khả năng mới mà nó có được nhờ vay mượn từ Thunderbolt 3, vốn có chung hình dạng cổng nhưng lại là một giao thức khác biệt với những đòi hỏi khắt khe hơn, và có thể được tích hợp vào cổng USB-C.

Nếu bạn đang cảm thấy hơi bối rối về những thông tin trên, thì hãy cũng làm rõ đôi chút. Chuẩn USB đang thực sự được sử dụng gần đây nhất là USB 3.1, dù rằng không có nhiều thiết bị sử dụng chuẩn này (các mẫu MacBook Pro mới nhất có USB 3.1). Chuẩn USB 3.2 đã được xác nhận về mặt kỹ thuật, nhưng nó sẽ chưa xuất hiện trên các thiết bị điện tử tiêu dùng cho đến cuối năm nay.

Và trong khi chúng ta vẫn đang đợi USB 3.2 xuất hiện, USB Promoter Group đã công bố những thông tin chi tiết về công nghệ mới, đồng thời loại bỏ luôn khoảng cách giữa phần ký tự và số phiên bản - kết quả là chúng ta có "USB4" thay vì "USB 4". Để khiến mọi việc phức tạp hơn nữa, tổ chức này còn đổi tên USB 3.0 thành USB 3.2 Gen 1, và USB 3.1 thành USB 3.2 Gen 2.

USB 3.2 mới nhất về kỹ thuật là USB 3.2 Gen 2x2 - "2x2" ở đây ám chỉ khả năng sử dụng 2 kênh tốc độ cao trên cùng một sợi cáp để đạt thông lượng tối đa 20Gbps. USB 3.1 (USB 3.2 Gen 2) hiện có thông lượng tối đa 10Gbps, trong khi USB 3.0 (USB 3.2 Gen 1) là 5Gbps.

Mọi thứ bạn cần biết về USB4 - chuẩn USB mới mang tính cách mạng sắp ra mắt
USB 3.2 mới nhất về kỹ thuật là USB 3.2 Gen 2x2 - "2x2" ở đây ám chỉ khả năng sử dụng 2 kênh tốc độ cao trên cùng một sợi cáp để đạt thông lượng tối đa 20Gbps.

Cần lưu ý rằng hình dạng cổng và chuẩn kết nối khác với giao thức USB bên trong, dù chúng thường được phát triển song song (USB 3.2 Gen 2x2 cần kết nối USB-C chẳng hạn). Nói cách khác, không phải mọi cổng USB-C đều có cùng công nghệ USB bên trong chúng - các nhà sản xuất có thể đưa ra sự lựa chọn dựa trên tốc độ họ muốn và mức chi phí họ sẵn sàng bỏ ra.

Để hỗ trợ một chuẩn USB cụ thể, bạn cần một thiết bị (ví dụ, máy tính hoặc điện thoại), một cổng kết nối USB và một sợi cáp, tất cả đều phải hỗ trợ chuẩn USB đó. Nếu không, tốc độ sẽ bị hạ xuống một mức chậm hơn.

Vậy thì USB4 mang lại gì cho chúng ta? Theo các thông tin thì băng thông sẽ được tăng gấp đôi, tức chúng ta sẽ có mức thông lượng tối đa 40Gbps. Nếu bạn chưa quen với các thuật ngữ này, thì cứ xem băng thông giống như số làn trên đường cao tốc - tức sức chứa của nó - trong khi thông lượng là số lượng xe hơi có thể thực sự đi (hoặc đang thực sự đi) cùng một thời điểm.

Thông lượng (tốc độ thực tế) sẽ luôn ngang bằng hoặc thấp hơn băng thông (tốc độ lý thuyết), phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm thiết bị bạn đang sử dụng. Nếu bạn sử dụng cổng, cáp và thiết bị hỗ trợ USB4, bạn sẽ có thể đạt thông lượng tối đa 40Gbps mà băng thông cho phép.

Mọi thứ bạn cần biết về USB4 - chuẩn USB mới mang tính cách mạng sắp ra mắt
Thunderbolt 3 sẽ được tích hợp thẳng vào USB4.

Intel sẽ đưa chuẩn Thunderbolts 3 của mình thành một phần của giao thức USB4, có nghĩa là bạn có thể daisy-chain các màn hình 4K và các thiết bị khác cùng nhau mà không cần sử dụng hub - điều mà USB chưa từng làm được trước đây.

Về cơ bản, nó có nghĩa là Thunderbolt 3 sẽ được tích hợp thẳng vào USB4, mang lại khả năng truyền tải dữ liệu linh hoạt hơn khi sử dụng nhiều thiết bị cùng nhau. Các máy Mac của Apple từ lâu đã kết hợp Thunderbolt 3 và USB với nhau, nhưng công nghệ này vẫn tương đối hiếm gặp trên PC và các thiết bị khác.

Theo cách diễn đạt của thông cáo báo chí chính thức về USB4, thì USB4 là "một phương thức để chia sẻ một đường dẫn đơn tốc độ cao với nhiều loại thiết bị đầu cuối một cách linh động phù hợp nhất với việc truyền tải dữ liệu theo loại và ứng dụng" - để đơn giản, hãy nghĩ về việc kết nối nhiều màn hình gắn ngoài và các thiết bị khác như ổ cứng thông qua một sợi cáp hay một chuỗi các sợi cáp, thay vì thông qua một hub.

Tin tốt dành cho bạn là mọi thứ sẽ tương thích ngược với USB 2, USB 3 và Thunderbolt 3 - những thiết bị hiện có của bạn vẫn sẽ có thể tương tác với phần cứng USB4, chỉ có điều ở tốc độ thấp hơn mà thôi.

Mọi thứ bạn cần biết về USB4 - chuẩn USB mới mang tính cách mạng sắp ra mắt
Các thông số của USB4 được cho là sẽ hoàn chỉnh và được công bố vào giữa năm 2019.

Daisy-chain các thiết bị với nhau, tăng gấp đôi băng thông, linh hoạt hơn, tích hợp Thunderbolt 3... Nhiêu đó cũng đủ thấy được USB4 sẽ là một bước nhảy vọt từ 3.2 nếu xét theo công bố chính thức của tổ chức USB Promoter Group.

Vậy đến bao giờ bạn mới được sử dụng chuẩn truyền tải mới đầy thần kỳ này? Các thông số của USB4 được cho là sẽ hoàn chỉnh và được công bố vào giữa năm 2019 (khi các thiết bị USB 3.2 bắt đầu xuất hiện trên thị trường). Trong quãng thời gian đó, chuẩn USB-C có lẽ cũng sẽ được cập nhật để phù hợp với USB4. Tuỳ vào các nhà sản xuất và nhu cầu của thị trường, phần cứng hỗ trợ USB4 sẽ bắt đầu xuất hiện trên thị trường vào gần cuối năm 2020.

USB Promoter Group là một tổ chức với các đại diện đến từ Apple, HP, Intel, Microsoft, Renesas Electronics, ST Microelectronics, và Texas Instruments, do đó sẽ có kha khá những tên tuổi lớn hậu chuẫn cho quá trình xuất hiện trong tương lai của USB4. Tổ chức này còn được chống lưng bởi tổ chức phi lợi nhuận USB Implementers Forum (USB-IF), chuyên xử lý và ban hành các loại giấy tờ chứng nhận và nhiều thứ liên quan khác.

Có một thông tin vẫn chưa được xác nhận, đó là tên gọi chính thức dùng trong marketing - tên gọi sản phẩm được in trên bao bì. Hiện nay, chúng ta có những tên gọi như SuperSpeed USB (USB 3.0 hoặc 3.2 Gen 1), SuperSpeed 10Gbps (USB 3.1 hoặc USB 3.2 Gen 2), và SuperSpeed 20Gbps (USB 3.2 Gen 2x2). Đừng trông chờ những cái tên này sẽ trở nên đơn giản hơn trong thời gian tới - có lẽ USB-IF nên học theo cách đặt tên của Wi-Fi Alliance chăng?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phương thức bảo mật mới, sắp không cần đến Password

Phương thức bảo mật mới, sắp không cần đến Password

WebAuthn là phương thức bảo mật mới, giúp người dùng dễ dàng quản lí và bảo mật các tài khoản trực tuyến của mình.

Đăng ngày: 07/03/2019
Tại sao Microsoft đặt tên hệ điều hành là Windows?

Tại sao Microsoft đặt tên hệ điều hành là Windows?

Dùng hàng ngày, nhưng bạn còn không thèm hỏi tại sao người anh em Windows lại ... có tên là Windows.

Đăng ngày: 06/03/2019
5 lý do tại sao pin điện thoại có tuổi thọ ngắn

5 lý do tại sao pin điện thoại có tuổi thọ ngắn

Hầu hết mọi người sử dụng điện thoại thông minh của mình cả ngày. Tuy nhiên, ngay cả khi không sử dụng nhiều, thì cũng có rất ít điện thoại có dung lượng pin đủ dùng từ sáng đến nửa đêm.

Đăng ngày: 03/03/2019
Mạng 5G có nguy hiểm với sức khỏe con người không?

Mạng 5G có nguy hiểm với sức khỏe con người không?

Để đạt được tốc độ tốt nhất, mạng 5G sẽ hoạt động trên tần số từ 3 GHz đến 300 GHz. Liệu tần số cao này có ảnh hướng xấu đến sức khỏe người sử dụng không.

Đăng ngày: 01/03/2019
Mở khóa bằng gương mặt có gây hại mắt?

Mở khóa bằng gương mặt có gây hại mắt?

Face ID, Iris Scanner và một số công nghệ nhận diện khuôn mặt, mống mắt khác đang dùng tia hồng ngoại để chiếu trực tiếp vào mắt người dùng.

Đăng ngày: 01/03/2019
Cách khôi phục lại các ứng dụng đã xóa trên Android

Cách khôi phục lại các ứng dụng đã xóa trên Android

Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn hoàn toàn có thể phục hồi lại những ứng dụng đã xóa trên Android trong nháy mắt.

Đăng ngày: 01/03/2019
Những điều trên Windows 10 khiến người dùng thất vọng

Những điều trên Windows 10 khiến người dùng thất vọng

Mới đây, Windows 10 đã chính thức vượt qua người anh em Windows 7 để trở thành hệ điều hành máy tính được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 26/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News