Một công ty Nhật Bản nuôi thành công cá nóc hổ không có độc

Một chuỗi khách sạn vùng Tohoku, Nhật Bản, đang phát triển hình thức nuôi cá nóc hổ không có độc trong bể chứa với nguồn nước lấy từ suối nước nóng trong tự nhiên.

Chuỗi khách sạn Akita Kyoei Kanko nằm tại tỉnh Akita, vùng Tohoku, Nhật Bản, đang phát triển hình thức nuôi cá nóc hổ không có độc trong bể chứa với nguồn nước lấy từ suối nước nóng trong tự nhiên.

Sau khi mua lại một khách sạn đóng cửa hơn thập kỷ trước tại thị trấn Shizukuishi, tỉnh Iwate vào 9/2017, công ty thiết lập 10 bể chứa với dung tích khoảng 10.000 lít nước để nuôi cá nóc hổ.

Một công ty Nhật Bản nuôi thành công cá nóc hổ không có độc
Cá nóc là một trong những món ngon hàng đầu Nhật Bản. (Nguồn: japantimes.co.jp).

Cá nóc là một trong những món ngon hàng đầu Nhật Bản, gan và các cơ quan khác của chúng thường chứa độc tố thần kinh (neurotoxin) gây chết người.

Nhưng cá được công ty nuôi tại Shizukuishi không có độc vì chúng không được cho ăn rong biển và động vật có vỏ - nguồn gốc của chất độc.

“Cá hổ của chúng tôi ngon y như cá tự nhiên”, ông Ritsu Iwamoto - giám đốc điều hành chuỗi khách sạn - cho biết. “Chúng tôi muốn phát triển nó thành đặc sản địa phương mới và góp phần hồi sinh khu vực Đông Bắc Nhật Bản".

Công ty bắt đầu nuôi cá từ 2/2018, bắt đầu với 4.000 con cá nóc non. Họ cho biết nước từ suối nước nóng địa phương rất giàu khoáng chất và thích hợp để nuôi loại cá này.

Loại nước này giúp cá nóc hổ phát triển ngay cả trong mùa Đông và đủ lớn để thu hoạch trước khoảng một năm, hoặc tầm sáu tháng so với cá nuôi trên biển.

Trang trại được thành lập với sự hỗ trợ từ Yumeozo, một công ty có trụ sở tại Tochigi - một tỉnh không giáp biển. Yumeozo đã phát minh ra kỹ thuật nuôi cá nóc trong suối nước nóng để hồi sinh các thị trấn và làng mạc bị bỏ hoang.

Theo Bộ Môi trường, Nhật Bản có suối nước nóng ở cả 47 tỉnh, với tổng số hơn 27.000 suối thuộc tài sản quốc gia năm 2016.

Qua hợp đồng nhượng quyền thương mại với Yumeozo, thêm 10 công ty nữa bắt đầu sử dụng suối nước nóng để nuôi cá nóc hổ tại các điểm bao gồm một trường tiểu học cũ ở quận Miyazaki, Kyushu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ếch biến đổi giới tính thường xuyên hơn chúng ta tưởng

Ếch biến đổi giới tính thường xuyên hơn chúng ta tưởng

Ếch từng được chứng minh là có thể đổi giới tính trong môi trường ao hồ bị ô nhiễm. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy, điều tương tự xảy ra trong cả các khu rừng nguyên sinh.

Đăng ngày: 27/03/2019
Top 10 loài động vật chậm chạp nhất thế giới tự nhiên

Top 10 loài động vật chậm chạp nhất thế giới tự nhiên

Mỗi loài động vật đều sở hữu một số đặc điểm đặc biệt để có thể sinh tồn trong thế giới tự nhiên đầy khắc nghiệt.

Đăng ngày: 26/03/2019
Cá sấu nhanh như chớp chồm lên đớp chết chó bên bờ sông

Cá sấu nhanh như chớp chồm lên đớp chết chó bên bờ sông

Video ghi lại khoảnh khắc gây sốc khi một con cá sấu đớp chết một con chó đang chơi bên bờ sông ở Úc.

Đăng ngày: 25/03/2019
Không tin nổi khi ong và cá từ nay có thể

Không tin nổi khi ong và cá từ nay có thể "trò chuyện, cãi vã" nhau

Những con cá, bầy ong đã có thể ‘trao đổi’ với nhau dựa vào những con robot mini được áp dụng công nghệ mới.

Đăng ngày: 25/03/2019
Ngộ nghĩnh loài chim không biết bay, kiếm ăn bằng leo trèo

Ngộ nghĩnh loài chim không biết bay, kiếm ăn bằng leo trèo

Ở New Zealand có một giống két to xác nhất trong tất cả loài két trên thế giới và cũng 'kỳ cục' nhất khi không biết bay.

Đăng ngày: 25/03/2019
Tại sao hươu cao cổ... có cổ dài?

Tại sao hươu cao cổ... có cổ dài?

Vì sao những con hươu cao cổ lại có cổ dài đến vậy? Đây là câu hỏi đã “ám ảnh” giới khoa học hàng trăm năm nay.

Đăng ngày: 25/03/2019
Đột biến đã

Đột biến đã "tặng" cho con cóc này đôi mắt trong miệng

Loại cóc kì dị này lần đầu tiên được tìm thấy tại Canada. Các nhà sinh học cho rằng có thể nó đã chịu ảnh hưởng của một hiện tượng đột biến gene được gọi là đột biến vĩ mô.

Đăng ngày: 24/03/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News