Một cú sét đánh, 156 người nằm la liệt ở Rwanda

Các nhân chứng nói họ nhìn thấy “xác người nằm la liệt khắp nơi”, sau vụ sét đánh kinh hoàng vào đám đông tại một nhà thờ ở Rwanda.

Theo Daily Star, ít nhất 16 người thiệt mạng trong vụ sét đánh cuối tuần trước. 14 người chết ngay lập tức trong khi 2 người chết tại bệnh viện, vì vết thương quá nặng.

Một cú sét đánh, 156 người nằm la liệt ở Rwanda
Sét đánh là hiện tượng thiên nhiên thường thấy ở Rwanda.

3 người khác hiện đang trong tình trạng nguy kịch. 140 người còn lại cũng phải nhập viện điều trị.

Vụ việc xảy ra tại nhà thờ Cơ đốc tại quận Nyaruguru thuộc tỉnh Southern (Nam) ở Rwanda. Nhà thờ nằm ở vùng đồi núi gần biên giới với Burundi, nơi thường xuyên có khá đông người dân đến dự lễ.

Thị trưởng Habitegeko Francois xác nhận vụ việc và nói rằng sét đánh bất ngờ tấn công nhà thờ.

140 người nhập viện với mức độ tổn thương khác nhau. Một số người được bệnh viện cho về điều trị tại nhà vào cuối ngày, ông Francois nói. “Bác sĩ nói có 3 người trong tình trạng nguy kịch nhưng họ đang hồi phục từng ngày”.

Sét đánh là hiện tượng tự nhiên thường thấy ở Rwanda, quốc gia bao phủ bởi nhiều khu vực đồi núi.

Sét đánh là nguyên nhân khiến 30 người thiệt mạng, 61 người bị thương và 48 gia súc chết vào năm 2016.

Một vụ sét đánh khác xảy ra vào ngày 9/3 khiến một học sinh bị thiệt mạng, 17 em khác bị thương. Hiện 3 nạn nhân vẫn đang phải điều trị tại bệnh viện.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Cách nhận biết sớm hiện tượng giông, lốc, mưa đá

Cách nhận biết sớm hiện tượng giông, lốc, mưa đá

Giông lốc hình thành do hiện tượng đối lưu rất mạnh trong không khí gây ra, có thể đi kèm sấm chớp hoặc lốc xoáy, mưa đá, với gió giật mạnh.

Đăng ngày: 12/03/2018
Đám mây lạ bao phủ Đại Tây Dương

Đám mây lạ bao phủ Đại Tây Dương

Vừa qua, vệ tinh Aqua của NASA đã trở về Trái đất, mang theo những hình ảnh độc đáo của hành tinh xanh chụp từ ngoài không gian.

Đăng ngày: 06/03/2018
Indonesia

Indonesia "xóa sổ" con sông dơ nhất thế giới

Hàm lượng chì trong nước sông Citarum cao hơn tiêu chuẩn an toàn cho nước uống của Mỹ đến 1.000 lần, nhưng 30 triệu người vẫn phải dựa vào nó để tưới tiêu, giặt giũ, uống.

Đăng ngày: 05/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News