Một dạng sống khác "trỗi dậy" từ tiểu hành tinh giết khủng long?

Bài công bố trên tạp chí khoa học Geology cho hay các nhà khoa học đã tìm thấy các hóa thạch đáng ngạc nhiên ở miệng hố va chạm Chicxublub, nơi tiểu hành tinh giết khủng long đã lao xuống trái đất 65 triệu năm về trước, khu vực được cho là hoàn toàn không có sự sống trước va chạm.

Trong các mẫu vật cổ xưa này là họ hàng đông đảo của vi khuẩn. Trong khi những chú khủng long to lớn và 75% sinh vật trái đất chết đi, một cách bí ẩn, tác động không gian này lại khiến dạng sống nhỏ bé, âm thầm nhưng cực kỳ quan trọng trong hệ sinh thái Trái đất, bùng nổ mạnh mẽ.

Một dạng sống khác trỗi dậy từ tiểu hành tinh giết khủng long?
Ảnh đồ họa mô tả cách sóng thần biến miệng hố va chạm thành chiếc tổ mới cho họ nhà vi khuẩn, để rồi khiến chúng trối dậy mạnh mẽ hơn xưa, tràn lan khắp trái đất - (ảnh: Victor Leshyk).

Ngoài vi khuẩn, nhiều loại thực vật phù du và nấm cũng đến cư trú ngay tại "tử địa" này, mà theo nhóm nghiên cứu, rất có thể được sóng thần cuốn vào rồi gieo mầm. Từ chiếc tổ kỳ quái này, họ nhà vi khuẩn hồi sinh mạnh mẽ hơn xưa để rồi tràn lan khắp Trái đất.

Tác giả chính, giáo sư Kliti Grice của Trường Khoa học Trái đất và hành tinh, Đại học Curtin (Úc) cho biết mặc dù môi trường sau thảm họa được cho là cực kỳ khắc nghiệt với mọi dạng sống, thực vật phù du vẫn phát triển với tốc độ nhanh. Sự phát triển của thực vật phù du, kèm với sự chuyển đổi lớn trong nguồn cung cấp dinh dưỡng cho sự sống trái đất, nguồn oxy… tạo nên sự phục hồi mạnh mẽ của đời sống vi sinh vật.

Vì lẽ đó, thay thế cho sự chết đi của những "quái vật" mang tên khủng long từng thống từ cuối kỷ Tam Điệp, qua kỷ Jura, đến tận kỷ Phấn Trắng, thời đại của những "quái vật" nhỏ bé bắt đầu: đó là khác vi khuẩn lam, các dạng vi khuẩn lưu huỳnh quang hợp kỵ khí và vô số dạng vi sinh vật khác. Cho dù nhỏ bé, vi sinh vật là một phần không thể thiếu góp phần định hình bộ mặt trái đất ngày nay.

Điều gì xảy ra trong ngày tiểu hành tinh tử thần giết chết khủng long, đó là một bí ẩn lớn mà thời gian qua giới khoa học mỗi ngày đã tìm ra thêm một chút. Một nghiên cứu khác công bố năm 2009 cho thấy một cơn sóng thần cao hơn 1.500m đã được tiểu hành tinh tạo ra và tàn phát tTrái đất. Và có lẽ đó cũng là cơn sóng thần "gieo mầm" vi sinh vật mà nghiên cứu này tìm ra. Một nghiên cứu khác cũng trong năm 2019 ước lượng rằng tiểu hành tinh đã giáng xuống trái đất sức mạnh tương đương 10 tỉ quả bom nguyên tử.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ người phụ nữ mọc lông trong… lợi

Kỳ lạ người phụ nữ mọc lông trong… lợi

Hơn 10 năm trước, một phụ nữ 19 tuổi đã phải đến gặp các bác sĩ tại Đại học Campania Luigi Vanvitelli ở Italia và đã khiến các bác sĩ vô cùng ngạc nhiên.

Đăng ngày: 09/02/2020
Tại sao lại đau điếng khi vấp ngón chân trúng cục đá?

Tại sao lại đau điếng khi vấp ngón chân trúng cục đá?

Một vết đứt tay, đôi môi khô nứt nẻ hay va ngón chân vào cục đá. Mặc dù vết thương đó chả thấm vào đâu nhưng cảm giác mà chúng mang lại vô cùng thốn.

Đăng ngày: 09/02/2020
Đây là 3 thói quen của những thiên tài bạn cũng có thể áp dụng để làm mình thông minh hơn

Đây là 3 thói quen của những thiên tài bạn cũng có thể áp dụng để làm mình thông minh hơn

Những người được mang danh thiên tài một phần vì có tài năng thiên bẩm, nhưng một phần lớn lại nằm ở những thói quen, cách suy nghĩ và hành động hàng ngày.

Đăng ngày: 06/02/2020
Vì sao phụ nữ dò đường kém nhưng tìm đồ rất giỏi?

Vì sao phụ nữ dò đường kém nhưng tìm đồ rất giỏi?

Theo những nghiên cứu trước đây, đàn ông có khả năng xác định phương hướng tốt hơn hẳn phụ nữ nhưng phái đẹp lại có khả năng tìm kiếm đồ đạc bị mất tốt hơn rất nhiều.

Đăng ngày: 06/02/2020
Tại sao chúng ta thường quá mau quên những gì đã từng học, từng đọc?

Tại sao chúng ta thường quá mau quên những gì đã từng học, từng đọc?

Có bao giờ các bạn ngồi đọc một cuốn sách, học một bài học nào đó nhưng sau đó lại quên béng gần hết những nội dung đã nạp vào đầu chưa? Vậy tại sao lại như thế, và làm cách nào để khắc phục?

Đăng ngày: 05/02/2020
Cận cảnh quy trình sản xuất khẩu trang y tế

Cận cảnh quy trình sản xuất khẩu trang y tế

Những chiếc khẩu trang y tế 4 lớp được làm từ chất liệu vải không dệt cùng giấy kháng khuẩn, được Bộ Y tế quy định về chất lượng, đang là món hàng được "săn lùng" những ngày dịch corona lan rộng.

Đăng ngày: 05/02/2020
Đừng vội vứt khẩu trang 1 lần khi nó còn cả kho tác dụng sau

Đừng vội vứt khẩu trang 1 lần khi nó còn cả kho tác dụng sau

Thay vì vứt ngay đi, bạn hãy tận dụng chúng vào những việc có ích dưới đây để hạn chế rác thải và tránh lãng phí.

Đăng ngày: 04/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News