Một đế chế cổ đại có thể đã sụp đổ vì biến đổi khí hậu

Nghiên cứu mới cho rằng chính biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến đế chế Neo-Assyria, siêu cường vùng cận đông tồn tại gần 300 năm, tàn lụi vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên.

Đế chế Neo-Assyria nổi lên vào khoảng năm 912 trước Công nguyên và phát triển ở khu vực trải dài từ Địa Trung Hải xuống Ai Cập và ra đến Vịnh Ba Tư, theo Guardian.

Tuy nhiên, ngay sau cái chết của nhà vua Ashurbanipal vào khoảng năm 630 trước Công nguyên, đế chế bắt đầu sụp đổ. Đến cuối thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, đế chế này hoàn toàn tàn lụi.

Các nhà khoa học giờ đây cho rằng thời kỳ lụi tàn của Neo-Assyria trùng khớp với khoảng thời gian khí hậu thay đổi từ ẩm ướt sang khô. Đây là yếu tố quan trọng bởi cuộc sống của người Neo-Assyria phụ thuộc chủ yếu vào trồng trọt.

Một đế chế cổ đại có thể đã sụp đổ vì biến đổi khí hậu
Hồ Nasser ở Dakka, Ai Cập, nơi từng là lãnh thổ của đế chế Neo-Assyria. (Ảnh: Alamy).

"Trong gần hai thế kỷ, lượng mưa dồi dào và sản lượng nông nghiệp cao đã thúc đẩy đô thị hóa nhưng không bền vững khi khí hậu thay đổi, chuyển sang thời tiết hạn hán vào thế kỷ 7 trước Công nguyên", các nhà nghiên cứu viết trong nghiên cứu.

Nói cách khác, ngoài nội chiến và thất bại trong các trận chiến, biến đổi khí hậu là nguyên nhân cơ bản dẫn đến kinh tế trì trệ, làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn chính trị và xung đột ở Neo-Assyria.

Giáo sư Nicholas Postgate, chuyên gia về Assyria từ Đại học Cambridge, ủng hộ kết quả của nghiên cứu. "Chúng tôi không có lời giải thích nào phù hợp hơn cho những gì đã xảy đến với đế chế Assyria trong thời gian đó", ông nói.

Giáo sư James Baldini, chuyên gia phân tích măng đá, cho biết lịch sử có thể chứa đựng những bài học quan trọng cho hiện tại, bởi việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang dẫn tới biến đổi khí hậu.

"Nghiên cứu gần đây xác định đợt hạn hán nghiêm trọng là nguyên nhân sâu xa của cuộc nội chiến ở Syria. Hiện tượng di cư ra khỏi vùng hạ Sahara ở châu Phi cũng do hạn hán".

"Hy vọng chúng ta có thể học hỏi từ lịch sử và vượt qua thách thức do biến đổi khí hậu một cách hiệu quả hơn những nền văn minh trước đây", giáo sư này nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim nguyên thủy cùng thời khủng long

Loài chim nguyên thủy cùng thời khủng long

Hóa thạch 120 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Nhật Bản tiết lộ một trong những loài chim cổ xưa nhất trên Trái Đất.

Đăng ngày: 16/11/2019
Bên dưới thủ đô của Mexico là một thủ đô cổ xưa khác

Bên dưới thủ đô của Mexico là một thủ đô cổ xưa khác

Chỉ vài mét phía dưới thủ đô hiện đại của Mexico, một loạt các đền thờ, cung điện và hiện vật từ một vương quốc cổ đại đang được khai quật.

Đăng ngày: 15/11/2019
Loài vượn khổng lồ ở Đông Nam Á thời tiền sử

Loài vượn khổng lồ ở Đông Nam Á thời tiền sử

Gigantopithecus blacki, vượn khổng lồ sống cách đây 9 triệu năm, cao 3 mét và nặng 6 tạ, được coi là loài linh trưởng lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất.

Đăng ngày: 14/11/2019
Xác tàu thời Trung Cổ chìm dưới đáy sông

Xác tàu thời Trung Cổ chìm dưới đáy sông

Các nhà khảo cổ từ Đại học Samara Polytech đến kiểm tra xác tàu nằm ở độ sâu 10 m dưới sông Volga, gần thành phố Samara.

Đăng ngày: 14/11/2019
Một loài người khác tuyệt chủng vì

Một loài người khác tuyệt chủng vì "hôn phối tử thần" với tổ tiên chúng ta

Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra sự kiện bất ngờ có thể là nguyên nhân khiến loài người Neanderthals cổ đại tuyệt chủng, khiến địa cầu chỉ còn một loài duy nhất thuộc chi Người – là chúng ta.

Đăng ngày: 13/11/2019
Phát hiện loài khủng long ăn thịt lâu đời nhất

Phát hiện loài khủng long ăn thịt lâu đời nhất

Hóa thạch từ kỷ Tam Điệp được tìm thấy ở Brazil hé lộ một loài khủng long săn mồi hoàn toàn mới đứng ở đỉnh chuỗi thức ăn.

Đăng ngày: 13/11/2019
Phát hiện ngôi nhà 600 năm tuổi dưới lòng đất

Phát hiện ngôi nhà 600 năm tuổi dưới lòng đất

Ngôi nhà thời Trung Cổ với tường gạch dày và lò sưởi bằng đá vôi trứng cá nhiều khả năng thuộc về người có địa vị cao.

Đăng ngày: 13/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News