Một ngôi sao sẽ nổ tung trong năm 2024, có thể nhìn thấy bằng mắt thường
Giữa chòm sao Hercules (Vũ Tiên), sẽ có một vật thể trông như ngôi sao hoàn toàn mới đột ngột xuất hiện trên bầu trời.
Theo Science Alert, vụ nổ tân tinh sắp tới của T Coronae Borealis - một cặp hai ngôi sao gồm một "ma cà rồng" và nạn nhân của nó - sẽ sáng tới nỗi người Trái đất thừa sức nhìn thấy nó bằng mắt thường.
T Coronae Borealis từng phát nổ vào năm 1946. Theo tính toán của các nhà khoa học từ Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA, chúng sẽ phải nổ một lần nữa vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 9-2024.
T Coronae Borealis, bao gồm một sao lùn trắng "ma cà rồng" và một ngôi sao khổng lồ đỏ - (Ảnh đồ họa: NASA).
Hiện tại, nó vẫn chưa nổ nên bạn có thể trông đợi sự kiện hiếm thấy này từ bây giờ đến hết tháng 9.
Với mắt thường, bạn sẽ thấy một đốm sáng rực trông như một ngôi sao mới mọc lên giữa chòm sao Vũ Tiên - nơi cặp sao trú ngụ - với độ sáng ngang bằng sao Bắc Đẩu.
T Coronae Borealis là một hệ sao đã tiến gần đến cái chết. Hiện tại, chúng bao gồm một ngôi sao khổng lồ đỏ và một sao lùn trắng.
Sao lùn trắng đóng vai một ngôi sao "ma cà rồng", trong khi sao khổng lồ đỏ là nạn nhân của nó.
Sao lùn trắng liên tục tạo nên một lực xé vật chất khỏi sao khổng lồ đỏ. khi áp lực tích tụ đủ, ngôi sao khổng lồ đỏ sẽ nổ tung theo chu kỳ trong sự kiện gọi là "vụ nổ tân tinh", giải phóng một phần vật chất khỏi cơ thể.
Các vật chất bị xé tung sau đó sẽ bị sao lùn trắng "ăn" mất.
Từ khi vật chất được giải phóng cho đến khi sao lùn trắng tiêu thụ hết bữa ăn sẽ mất một thời gian. Do vậy, bạn có thể quan sát vụ nổ tân tinh này trong vài ngày.
Có thể đến một ngày nào đó, ngôi sao khổng lồ đỏ bị mất quá nhiều vật chất trong khi bạn đồng hành của nó no đến vỡ bụng - theo nghĩa đen. Cặp đôi sẽ cùng nổ tung một cách dữ dội hơn trong sự kiện gọi là "siêu tân tinh".
Sao khổng lồ đỏ là các ngôi sao đang trong giai đoạn "hấp hối" khi cạn gần hết năng lượng. Mặt trời của chúng ta 5 tỉ năm sau sẽ trở thành sao khổng lồ đỏ.
Sau những vụ nổ tân tinh nhỏ lẻ và có thể là cả một siêu tân tinh, tất cả những gì còn sót lại sẽ co cụm thành một sao lùn trắng nhỏ bé, kích cỡ chỉ tương đương Trái đất nhưng mang siêu năng lượng.
Ước tính sau khoảng 10 tỉ năm nữa, tức sau khoảng 5 tỉ năm làm sao khổng lồ đỏ, Mặt trời sẽ biến thành sao lùn trắng.

Kính viễn vọng của Trung Quốc phát hiện 2 tiểu hành tinh mới
Kính viễn vọng Khảo sát trường rộng (WFST) của Trung Quốc có khả năng khảo sát toàn bộ bầu trời từ Bắc bán cầu đã phát hiện 2 tiểu hành tinh hoạt động gần Trái đất.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
