Một số dấu hiệu phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban

Sốt xuất huyết và sốt phát ban có nhiều dấu hiệu ban đầu giống nhau nên có thể gây nhầm tưởng cho người bệnh. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu này để kịp thời tới các cơ sở y tế để khám chữa là vô cùng cần thiết.

Một số dấu hiệu phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban
Dấu hiệu đầu tiên của sốt xuất huyết là sốt cao ở người mắc phải.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai thì sốt xuất huyết là một bệnh lành tính nhưng nếu không tuân thủ phác đồ điều trị có thể dẫn đến các biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Theo PGS, dấu hiệu đầu tiên của sốt xuất huyết là sốt cao ở người mắc phải. Nhiều bệnh khác cũng có hiện tượng này nhưng ở người bị nhiễm virus gây sốt xuất huyết thường kèm theo triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, đau nhức mỏi cơ xương khớp, sau sốt khoảng 2-5 ngày xuất hiện các chấm rải rác trên da (các chấm này sẽ dày hơn vào những ngày sau).

Trong trường hợp sốt xuất huyết nặng, bệnh nhân có thể bị trụy mạch, tay chân lạnh, xuất huyết nội tạng…

Dấu hiệu của sốt phát ban là xuất hiện những nốt ban màu hồng mịn, bắt đầu từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân, sau đó xuống cánh tay và chân trước trước khi biến mất. Ban tồn tại từ 1-5 ngày, nhưng thường gặp nhất là 3 ngày. Sau khi ban bay đi thường không để lại dấu tích trên bề mặt da. Trong khoảng thời gian từ 7 ngày trước phát ban và trong lúc phát ban là thời gian mà người bệnh có khả năng lây bệnh cao nhất.

PGS. Cường cho biết nếu đang trong mùa dịch mà thấy cơ thể bị sốt, nhức mỏi thì phải nghĩ đến sốt xuất huyết và đến các trung tâm y tế thăm khám kịp thời.

Lưu ý rằng những người bị sốt phát ban cũng xuất hiện các vết ban đỏ có hình dạng tương tự như trên da người sốt xuất huyết. Tuy nhiên, ngoài ban đỏ thì người sốt phát ban còn cảm thấy ngứa ngáy và dùng tay ấn vào thì vết đỏ không biến mất như với bệnh nhân sốt xuất huyết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Pháo sáng chứa hóa chất độc hại cho hệ hô hấp gây khó thở và phù các mao mạch làm tắt đường thở.

Đăng ngày: 12/09/2019

"Tiếng ồn hồng" giúp tăng cường giấc ngủ sâu

Tiếng ồn hồng được phát trong thời gian cụ thể khi ngủ giúp tăng cường giấc ngủ sâu hay giấc ngủ sóng chậm cho những người bị suy giảm nhận thức nhẹ, có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Đăng ngày: 05/07/2019
Khi nào vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày?

Khi nào vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày?

Tỷ lệ người mắc vi khuẩn HP hiện nay là khá cao. Nhiều người khi xét nghiệm có kết quả dương tính với vi khuẩn HP thường nghĩ đến nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 04/07/2019
Trung Quốc: Phát hiện xà phòng kháng khuẩn và kem đánh răng gây loãng xương

Trung Quốc: Phát hiện xà phòng kháng khuẩn và kem đánh răng gây loãng xương

Theo The Hindustan Times, triclosan là một hợp chất phổ biến, có trong xà phòng kháng khuẩn, kem đánh răng, nước rửa tay, nước súc miệng và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác.

Đăng ngày: 04/07/2019
Các nhà nghiên cứu đề xuất đưa rau chân vịt vào danh sách doping cần cấm

Các nhà nghiên cứu đề xuất đưa rau chân vịt vào danh sách doping cần cấm

Chàng thủy thủ Popeye nổi tiếng với việc nhai rau ráu hàng tá hộp rau bina (spinach) để tăng cường thể lực, và nghiên cứu khoa học mới nhất cho thấy không phải ngẫu nhiên mà anh chàng này lại làm điều đó.

Đăng ngày: 03/07/2019
Chuyện chưa kể về cuộc đua của tinh trùng: Nhẩn nha, thoải mái, không phải càng nhiều càng tốt

Chuyện chưa kể về cuộc đua của tinh trùng: Nhẩn nha, thoải mái, không phải càng nhiều càng tốt

Trung bình mỗi lần làm "chuyện ấy", đàn ông giải phóng khoảng 250 triệu tinh trùng.

Đăng ngày: 03/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News