Một thành phố ở Trung Quốc bỗng dưng "già" thêm 600 tuổi
Lịch sử hình thành thành phố Nam Kinh ở Trung Quốc được kéo dài thêm hơn 600 năm sau khi các di tích khảo cổ mới được phát hiện.
Theo tờ Nhật báo Nhân dân của Trung Quốc, di tích Thành cổ Trường Can được phát hiện tại khu di chỉ khảo cổ Tây Nhai phía đông thành phố Nam Kinh (tỉnh Giang Tô), được các nhà khảo cổ học lịch sử uy tín thẩm định xác nhận có niên đại 3.100 năm trước, kéo dài lịch sử hình thành thành phố Nam Kinh thêm hơn 600 năm.
Hiện trường khai quật khu di tích Thành cổ Trường Can ở thành phố Nam Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: The Paper)
Theo ông Trần Đại Hải, Trưởng dự án khai quật khu di chỉ khảo cổ Tây Nhai, vào năm 2017, Viện Khảo cổ học thành phố Nam Kinh đã bắt đầu khai quật khu di chỉ khảo cổ này để phục vụ cho việc xây dựng cơ bản của thành phố. Năm 2020, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra ít nhất bốn rãnh hào dạng vòng từ thời cuối nhà Thương và đầu nhà Chu.
Ông Hải cho biết trong hào có những vết tích tường đất sét sụp đổ rõ ràng; giếng nước bên ngoài hào được xây dựng từ thời cuối nhà Thương, cùng với nhiều đồ gốm có hoa văn tam giác, dải ngang,... mang đặc điểm rõ ràng của thời kỳ này.
Ngoài ra, nhiều hiện vật được tìm thấy tại di tích, như xương lợn và than củi, đã được xác định niên đại bằng carbon 14, và thời gian đều nằm trong thời kỳ nhà cuối nhà Thương muộn và đầu nhà Chu. Tính đến nay, diện tích khai quật của di chỉ khảo cổ Tây Nhai đã đạt 12.000m2, phát hiện hơn 500 loại di tích và hơn 10.000 hiện vật khảo cổ.
Một số di vật văn hóa được khai quật. (Ảnh: The Paper).
Nam Kinh là một thành phố lớn trong lịch sử và văn hóa Trung Quốc. Thành phố này nằm tại hạ lưu sông Dương Tử (Trường Giang) và nằm trong Khu kinh tế Đồng bằng Sông Dương Tử.
Nam Kinh đã từng là kinh đô của 6 triều đại phong kiến Trung Quốc và được xem như một trong bốn cố đô lớn của nước này. Đây còn là trung tâm giáo dục, nghiên cứu, giao thông vận tải và du lịch trong suốt lịch sử Trung Quốc thời cận đại.
Ngày nay, thành phố hơn 6,4 triệu dân này luôn là một trong những thành phố quan trọng của Trung Quốc và là thành phố trung tâm thương mại lớn thứ hai ở phía đông nước này sau Thượng Hải.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long
Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.
