Một tiểu hành tinh vừa sượt qua Trái đất
Một tiểu hành tinh có kích thước bằng 3 sân bóng vừa bay ngang qua Trái đất vào sáng 18/2, tờ The Gurdian đưa tin.
Tiểu hành tinh có tên 2000 EM26 đã bay ngang qua Trái đất ở khoảng cách 3,3 triệu km, gấp khoảng 8,8 lần khoảng cách từ Trái đất đến mặt trăng vào khoảng 9 giờ sáng 18/2 theo giờ Việt Nam.
Các nhà khoa học cho rằng, tiểu hành tinh 2000 EM26 sẽ không gây ra tác hại nào với trái đất. Tuy nhiên, nó được xếp vào loại vật thể gần Trái đất (NEO) có khả năng gây hại đáng kể nếu như va vào trái đất.
Tiểu hành tinh 2000 EM26 vừa bay ngang qua Trái đất. (Ảnh: dailywhat)
Theo ướng lượng của các nhà khoa học, tiểu hành tinh này bay với tốc độ 27.000mph (43,4 ngàn km/h) và dài khoảng 270m.
Tiểu hành tinh 2000 EM26 tiến gần trái đất gần đúng một năm sau vụ nổ thiên thạch tại Chelyabinsk, nước Nga vào 15/2 năm ngoái.
Vào thời điểm này năm ngoái, một thiên thạch có chiều dài 17m, năng hơn 10 ngàn tấn với năng lượng ước tính tương đương với 20 quả bom nguyên tử đã phát nổ trên bầu trời nước Nga.
Vụ nổ thiên thạch đã khiến hàng ngàn tòa nhà bị hư hại, nhiều người bị thương do các mảnh kính vỡ, tuy nhiên, rất may là không có ai tử vong.
Tiến sĩ Bob Berman, nhà thiên văn học thuộc hãng Slooh, nơi tường thuật trực tiếp đường bay của tiểu hành tình 2000 EM26 nói: “Mỗi thế kỷ 1 lần, các tiểu hành tinh chưa được khám phá lại va vào trái đất của chúng ta và gây ra nhiều thiệt hại như chúng ta đã thấy vào 20/6/1908 và 15/2 năm ngoái”.
“Cứ một vài thế kỷ, một tiểu hành tinh khổng lồ lại va vào trái đất. May mắn thường là các điểm va chạm lại là đại dương hoặc những vùng đất hoang vắng như Nam Cực. Tuy nhiên, những nguy cơ vẫn còn đó. Do vậy, việc theo dõi chặt chẽ tất cả các vật thể gần trái đất như 2000 EM26 cũng như lên kế hoạch cho việc làm chệch hướng bay của chúng là việc làm cần thiết”, Bob nói thêm.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
