Mô hình bị lãng quên của Einstein dự đoán cái kết của vũ trụ
Hồi năm 1931, Albert Einstein đã thực hiện một chuyến đi đến Hoa Kỳ trong vòng 3 tháng. Lấy cảm hứng từ cuộc gặp gỡ với nhà vật lý thiên văn học Edwin Hubble, ông đã bắt đầu có suy nghĩ mới về vũ trụ.
Sau 4 ngày suy nghĩ và viết lại những suy luận của mình, Einstein đã đưa ra lập luận mới mang tên "Thuyết tương đối tổng quát về vấn đề nguồn gốc vũ trụ" nhằm lý giải về mô hình của vũ trụ đầu tiên là sẽ giãn nở với một điểm kỳ dị vào lúc đầu và cuối cùng sẽ co hẹp lại rồi kết thúc. Nói cách khác, sau vụ nổ Big Bang (vụ nổ lớn) hình thành vũ trụ sẽ đến một Big Crunch (vụ co lớn) để rồi kết thúc vũ trụ.
Mô hình vũ trụ theo lập luận năm 1932 của Einstein
Đến năm 1932, Einstein và nhà toán học Willem de Sitter đã dựa trên các ghi chép cũ và chính thức công bố lập luận của ông đến giới khoa học. Mới đây, trang mạng ArXiv đã dịch văn bản bị thất lạc nói trên sang tiếng Anh và lý giải về những ý tưởng về vũ trụ do Einstein đề xuất. Ban đầu, Einstein thừa nhận rằng kết cấu không - thời gian của vũ trụ phát triển theo dạng đường cong dương tính. Đây chính là điểm chính trong mô hình trạng thái ổn định của vũ trụ do Einstein đề xuất.
Tuy nhiên, sau đó Einstein lại cho rằng có thể vũ trụ có thể phát triển dạng dương, chững lại theo đồ thị dạng bằng phẳng hoặc cũng có thể suy giảm. Lập luận trên đã được trình bày trong văn bản do Einstein và de Sitter đồng công bố vào năm 1932. Một trong những điểm thú vị nhất trong lập luận trên chính là Einstein đã dùng mô hình này để tính toán ra kích thước của vũ trụ.
Theo đó, vũ trụ sẽ có bán kính là 10^8 năm ánh sáng hoặc 9,5x10^25cm (bậc của lũy thừa nhỏ hơn so với ngày nay). Để có thể hình thành ước tính như trên, Einstein đã ước tính tuổi của vũ trụ vào khoảng 10 tỷ năm (ước tính hiện nay là khoảng 14 tỷ năm).

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
