Một vật thể ma quái đang bẻ cong thiên hà chứa Trái đất

Chiếc đĩa ánh sáng khổng lồ của thiên hà Milky Way bị cong vênh và xoắn lại khó hiểu. "Hung thủ" có thể là thứ phổ biến nhất và cũng ma quái, bí ẩn nhất vũ trụ.

Theo Science Alert, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Jiwon Jesse Han từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian (CfA) đã tìm hiểu bí ẩn lâu đời về một thứ gì đó khổng lồ, vô hình dường như đang khiến đĩa thiên hà chứa Trái đất Milky Way (Ngân hà) bị cong vênh, xoắn lại.

Họ chỉ ra thủ phạm chính là "vật chất tối", loại vật chất vô hình chiếm phần lớn khối lượng của cả vũ trụ, theo nhiều ước tính trước đó. 

Một vật thể ma quái đang bẻ cong thiên hà chứa Trái đất
Một quầng vật chất tối vô hình đang bọc lấy Milky Way, bị méo mó và khiến đĩa Thiên hà bị cong vênh theo - (Ảnh: CfA).

Một quầng vật chất tối méo mó, bao bọc và thấm vào thiên hà của chúng ta đã tạo ra sự cong vênh kỳ lạ đó.

Theo tiến sĩ Han, quầng tối này nghiêng cùng hướng với quầng sao, được tiết lộ qua dữ liệu về chính quầng sao lệch lạc của thiên hà. Tuy không nhìn thấy được nhưng nó vẫn khuếch tán khí xung quanh các ngôi sao, do đó để lại dấu vết.

Khối đen tối, ma quái đó lớn đến nỗi gần như ôm trọn cả Milky Way.

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng một mô hình dựa trên kịch bản này, với quầng tối nghiêng khoảng 25 độ, đồng thời tính toán quỹ đạo của các ngôi sao và khí trong thiên hà trong 5 tỉ năm.

Mô hình cho thấy sự trùng khớp hoàn hảo với các quan sát của vệ tinh Gaia về Milky Way, một chiến binh lập bản đồ bầu trời của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và cũng là thứ giúp nhân loại có cơ hội biết rõ hình dạng thiên hà mình đang trú ngụ.

Tuy nhiên, cách mà nó ôm lấy thiên hà không những không đáng ngại mà còn có thể mở ra cánh cửa mới để các nhà thiên văn tìm hiểu về lịch sử hình thành của Milky Way.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc lên kế hoạch phóng tàu thăm dò Mặt trời

Trung Quốc lên kế hoạch phóng tàu thăm dò Mặt trời

Trung Quốc sẽ phóng một vệ tinh khám phá Mặt Trời tới quỹ đạo chưa từng tiếp cận trước đây để thăm dò ngôi sao và theo dõi thời tiết vũ trụ.

Đăng ngày: 19/09/2023
Trung Quốc công bố hình ảnh đầu tiên chụp bằng kính thiên văn trường rộng

Trung Quốc công bố hình ảnh đầu tiên chụp bằng kính thiên văn trường rộng

Trung Quốc vừa công bố hình ảnh mới nhất về Thiên hà Andromeda, cách Trái Đất hơn 2 triệu năm ánh sáng.

Đăng ngày: 19/09/2023
Nguyên nhân khí quyển Mặt trời nóng hơn hơn bề mặt

Nguyên nhân khí quyển Mặt trời nóng hơn hơn bề mặt

Vành nhật hoa ở ngoài cùng khí quyển Mặt Trời nóng gấp hàng nghìn lần bề mặt ngôi sao, có thể do những cơn sóng lan tỏa yếu nhưng ổn định giúp truyền năng lượng.

Đăng ngày: 18/09/2023
Tết Trung Thu năm nay (29/9), Mặt trăng sẽ to và sáng hơn bình thường

Tết Trung Thu năm nay (29/9), Mặt trăng sẽ to và sáng hơn bình thường

Trung thu năm nay trùng với thời điểm diễn ra siêu trăng cuối cùng của năm 2023, Mặt Trăng sẽ to và sáng hơn lúc bình thường.

Đăng ngày: 18/09/2023
Phát hiện cực sốc về

Phát hiện cực sốc về "chiếc đuôi" của Trái đất

Không chỉ sở hữu một chiếc đuôi cực dài ở nơi Mặt trời không thể chiếu sáng, Trái Đất còn dùng nó để biến đổi một thiên thể khác.

Đăng ngày: 18/09/2023
Năm 2024, quái vật vũ trụ trong cổ văn thế kỷ XIII sẽ trở lại

Năm 2024, quái vật vũ trụ trong cổ văn thế kỷ XIII sẽ trở lại

Năm 1217, một tu sĩ người Đức nhìn lên bầu trời phía Tây Nam và nhận thấy một ngôi sao bỗng biến thành " quái vật vũ trụ", bùng cháy trong nhiều ngày.

Đăng ngày: 18/09/2023
Thiên thạch rơi trúng sân nhà người phụ nữ Pháp

Thiên thạch rơi trúng sân nhà người phụ nữ Pháp

Một thiên thạch phát nổ trên đầu trời đêm ở miền trung của Pháp và rơi xuống sân nhà một người phụ nữ.

Đăng ngày: 18/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News