Mua đồ lưu niệm, 2 du khách vô tình sở hữu báu vật 2.000 năm
Sau gần 50 năm, hai cha con người Bỉ mới biết vật lưu niệm mà họ mua về trang trí nhà là báu vật từ "thành phố đã mất" Pompeii.
Theo Ancient Origins, đó là một bức phù điêu bằng đá cẩm thạch tinh tế. Báu vật này không chỉ quý giá bởi niên đại, nơi xuất xứ, mà còn là thứ ghi lại một trong những thảm họa kinh hoàng nhất mà thành phố Pompeii từng đối diện trước khi bị vùi lấp.
Báu vật vô giá "mất tích" ở Pompeii gần 50 năm trước - (Ảnh: ANCIENT ORIGINS).
Ông Raphael De Temmerman và con trai Geert De Temmerman, cư ngụ ở tỉnh Đông Flanders nước Bỉ, là chủ nhân của báu vật đặc biệt này.
Trong một kỳ nghỉ năm 1975 ở Ý, họ đã mua được bức phù điêu bằng đá cẩm thạch từ một cá nhân không rõ danh tính ở khu vực khá gần Công viên Khảo cổ Pompeii.
Sau đó, khi trở về nước, họ dùng vật lưu niệm tuyệt đẹp này để trang trí nhà.
Gần đây, hai cha con quyết định bán ngôi nhà này. Nhưng họ vẫn còn thắc mắc về nguồn gốc của thứ mình mang về gần nửa thế kỷ trước, nên đã tìm đến các chuyên gia.
Điều này đã đưa họ đến Bảo tàng Gallo - La Mã ở TP Tongeren - Bỉ, nơi nguồn gốc thực sự của tác phẩm được tiết lộ đáng kinh ngạc.
Theo ông Bart Demarsin, người đứng đầu về triển lãm ở Bảo tàng Gallo - La Mã, phù điêu quý giá này có niên đại vào khoảng năm 62 sau Công nguyên, mô tả thảm họa động đất trước đó đã khiến một phần đô thành Pompeii sụp đổ.
Theo kết quả kiểm tra, báu vật thuộc về ngôi nhà của một chủ ngân hàng tại thành phổ cổ, nhưng bị mất tích ngày 14-7-1975.
Báu vật này đang được lên kế hoạch để trả lại cho Antiquarium của Pompeii, một bảo tàng nằm trong khuôn viên Công viên Khảo cổ Pompeii.
Trận động đất được khắc họa trong phù điêu được cho là xảy ra vào năm 62 sau Công nguyên, khoảng 5-6 độ, có dư chấn trong vài ngày và đã khiến nhiều công trình sụp đổ.
Người Pompeii đã nhanh chóng chỉnh trang lại đô thành phồn hoa này sau đó. Tuy nhiên, đến năm 79, một thảm họa khủng khiếp hơn từ núi lửa Vesuvius đã vùi lấp toàn bộ thành phố trong tro bụi.
2.000 năm sau, các hiện vật từ Pompeii vẫn không ngừng làm thế giới kinh ngạc.
Thành phố La Mã này được xây dựng bằng những công nghệ tiên tiến đến nỗi cho đến giờ vẫn bền vững, trang trí bằng các tác phẩm nghệ thuật vô cùng tinh tế, có các tiện ích phong phú như nhà tắm nước nóng công cộng, quầy bán thức ăn "take away"...

Định lý Pythagore được tìm thấy trên các tấm đất sét của người Babylon cổ đại, có trước thời Pythagoras 1.000 năm
Các nhà khoa học của Đại học New South Wales đã phát hiện ra mục đích của tấm đất sét Babylon 3.700 năm tuổi nổi tiếng, tiết lộ đây là bảng lượng giác cổ nhất và chính xác nhất thế giới.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Điều gì sẽ xảy ra nếu hổ răng kiếm vẫn tồn tại cho đến ngày nay?
Hổ răng kiếm là một trong những loài động vật thuộc Kỷ băng hà được nhiều người biết tới nhất, tuy nhiên khoa hoc hiện đại vẫn chưa thực sự hiểu rõ về loài động vật săn mồi to lớn này.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Diện mạo kỳ lạ của loài hươu cao cổ cách đây 17 triệu năm
17 triệu năm trước, tổ tiên của loài hươu cao cổ hiện đại có chiếc cổ ngắn, thân hình vạm vỡ và cực kỳ hiếu chiến.
