Mùa Giáng sinh kỳ quái ở Matxcơva: Không có tuyết rơi

Mùa Đông ở Matxcơva thường được được biết đến với hình ảnh tuyết phủ trắng đường phố, cột đèn, cây thông ngoài trời, mọi người kéo nhau ra các khu trượt tuyết và nhiệu độ hạ sâu xuống dưới 0 độ mang tới cái lạnh tê tái.

Nhưng năm nay, mọi thứ đã khác.

Trong 2 tuần qua, nhiệt độ thủ đô nước Nga chạm ngưỡng 4 độ C và dự kiến tăng lên tới 7 độ C vào tuần tới.

Tuyết vắng bóng khiến các khu trượt tuyết buộc phải đóng cửa, các nụ tầm xuân đầu tiên cũng bắt đầu bung nở sớm hơn 3 tháng so với thông thường.

Mùa Giáng sinh kỳ quái ở Matxcơva: Không có tuyết rơi
Người Matxcơva đang phải trải qua mùa đông kỳ lạ nhất nhiều năm trở lại đây khi không có tuyết rơi. (Ảnh: AP).

Các nhà khoa học Nga chưa đưa ra kết luận về hiện tượng kỳ quái này nhưng nhiều người tin rằng nó là hệ quả của biến đổi khí hậu.

Tổng thống Putin trong cuộc họp báo thường niên cuối tuần trước thừa nhận sự nóng lên toàn cầu là thảm họa quốc gia với đất nước có tới 1/5 diện tích nằm trong vùng Bắc Cực.

Ông nói tỷ lệ ấm lên của Nga đang cao hơn 2,5% so với nhiều nơi khác trên hành tinh.

"Đối với đất nước chúng ta, quá trình này hết sức nghiêm trọng", nhà lãnh đạo Nga thừa nhận.

Ông chủ điện Kremlin cảnh báo biến đổi khí hậu là một rủi ro đặc biệt với nhiều khu vực của Nga, nói các tòa nhà được xây dựng trên các thành đất là băng vĩnh cửu.

"Có thể sẽ có những hậu quả rất lớn nếu nó tan chảy", ông Putin cảnh báo.

Trong khu vườn thực vật của Đại học quốc gia Matxcơva, đỗ quyên, tuyết điểm, nghệ tây bắt đầu đâm chồi nảy lộc.

"Tôi chưa bao giờ thấy điều này trước đây", người làm vườn Anton Dubenyuk nói.

"Tôi thích thời tiết này, giống như một mùa đông châu Âu bình thường", một du khách tới thăm vườn cho hay.

Nhưng một du khách khác cảm thấy đây là điều bất thường.

"Tôi muốn có tuyết vì nó bảo vệ cây vào mùa đông", người này cho hay.

Theo văn phòng khí tượng Nga Rosgidromet, Matxcơva với dân số 12 triệu người đang trải qua năm nóng nhất trong 150 năm đổ lại đây.

"Chỉ có tháng 7 là nhiệt độ thấp hơn bình thường. Tháng 12 đang trở nên ấm áp với nhiệt độ cao hơn trung bình khoảng 10 độ C", Anatoly Tsygankov, người đại diện của Rosgidromet nói.

Ông này không đề cập tới biến đổi khí hậu mà cho rằng thực trạng bất thường này có thể là do lốc xoáy tới từ Đại Tây Dương.

Mùa hè này, khu vực Siberia rộng lớn của Nga bị tàn phá nặng nề bởi các vụ cháy rừng mà nhiều chuyên gia cho rằng có liên quan trực tiếp tới biến đổi khí hậu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát triển được hợp chất hấp thụ các chất ô nhiễm từ không khí

Phát triển được hợp chất hấp thụ các chất ô nhiễm từ không khí

Một nhóm các kỹ sư châu Âu và Israel đã phát triển được hỗn hợp graphene-titanium dioxide dùng để phủ lên bề mặt các tòa nhà hoặc đường phố có thể hấp thụ các chất ô nhiễm nhằm cải thiện chất lượng không khí trong các thành phố.

Đăng ngày: 25/12/2019
Bão Phanfone giật cấp 13 sắp vào biển Đông

Bão Phanfone giật cấp 13 sắp vào biển Đông

Dự báo sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão Phanfone sau khi vào biển Đông vẫn ở cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 13. Trên đất liền, không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.

Đăng ngày: 25/12/2019
Giảm bụi mịn có thể cứu hàng triệu người trầm cảm, tự tử

Giảm bụi mịn có thể cứu hàng triệu người trầm cảm, tự tử

Kết quả nghiên cứu mới nhất dựa trên dữ liệu khảo sát toàn cầu cho biết có mối liên hệ giữa vấn đề trầm cảm và tự tử với tình trạng ô nhiễm không khí.

Đăng ngày: 25/12/2019
Xuất hiện cơn bão mới sắp đi vào biển Đông - cơn bão Phanfone

Xuất hiện cơn bão mới sắp đi vào biển Đông - cơn bão Phanfone

Hồi 07 giờ ngày 24/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,8 độ Vĩ Bắc; 127,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển miền Trung Philippines khoảng 320km về phía Đông Đông Nam

Đăng ngày: 24/12/2019
Sóng thần từ núi lửa Anak Krakatoa có thể cao tới 150 mét

Sóng thần từ núi lửa Anak Krakatoa có thể cao tới 150 mét

Cơn sóng được tạo ra sau khi hoạt động của núi lửa dẫn tới việc một mảng địa chất lớn ở thành núi sạt lở và rơi xuống đáy biển.

Đăng ngày: 23/12/2019
Phát hiện gây shock: Lượng nhựa trên đại dương lớn hơn con số được ước tính đến cả triệu lần

Phát hiện gây shock: Lượng nhựa trên đại dương lớn hơn con số được ước tính đến cả triệu lần

Một nghiên cứu cho thấy quy mô của rác nhựa đang lớn hơn ước tính của con người đến mức nào.

Đăng ngày: 21/12/2019
Carbon dioxide trong nhà có thể khiến chúng ta đần đi và càng tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu

Carbon dioxide trong nhà có thể khiến chúng ta đần đi và càng tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu

Lượng khí CO2 trong khí quyển tăng vọt tác động đến sức khỏe của chúng ta theo nhiều cách.

Đăng ngày: 19/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News