Mưa sao băng Perseids "đọ" với siêu trăng
Perseids - một trong những trận mưa sao băng lớn và ấn tượng nhất trong năm, sẽ đạt cực điểm vào rạng sáng 12 và 13/8 tới.
>>> 11/8 đón xem "siêu trăng" gần nhất
Các nhà khoa học cho biết vào lúc cực điểm của trận mưa sao này, người xem có thể quan sát được 50-100 vệt sao băng/giờ hoặc có thể nhiều hơn trong điều kiện quan sát tối ưu.
Một vệt sao từ trận mưa sao băng Perseid được nhìn thấy ở Embudo, New Mexico hồi tháng 8/2013 - (Ảnh: Mike Lewinski/AP)
Tuy nhiên năm nay, do cực điểm mưa sao băng diễn ra gần thời điểm "siêu trăng" gần nhất nên việc quan sát của những người yêu thích thiên văn Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, hãy tranh thủ quan sát trận mưa sao này càng sớm càng tốt, bắt đầu từ đầu tháng 8 khi Perseids chuẩn bị tới cực điểm.
Mưa sao băng Perseids, diễn ra từ ngày 17/7 đến 24/8 hàng năm và thường đạt cực điểm vào khoảng gần giữa tháng 8, là một trong những trận mưa sao băng lớn và rực rỡ nhất trong năm (cùng với Quadrantids tháng 1 và Geminids tháng 12). Trận mưa sao này có nguồn gốc từ sao chổi 109P/Swift-Tuttle, có chu kỳ 133 năm.
Anh Đặng Tuấn Duy - chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC), cho biết Perseids được biết đến với nhiều sao băng rất sáng (fireballs) so với các trận mưa sao băng khác của năm. Tại Việt Nam, thời gian hoạt động của trận mưa sao này là vào mùa mưa hàng năm nên thời tiết là một trở ngại lớn cho việc quan sát.
Một vệt sao băng Perseids 2012 rất sáng được chụp tại đảo Isola D’elba, Ý - (Ảnh: Stefano De Rosa/ Earthsky)
Bức ảnh thống kê từ NASA’s Meteoroid Environment Office cho thấy mưa sao băng Perseids luôn tạo ra rất nhiều fireball (các sao băng rất sáng) so với các trận mưa sao băng lớn khác.
Một số kinh nghiệm khi quan sát mưa sao băng: - Mọi địa phương ở Việt Nam đều có thể quan sát được mưa sao băng. - Quan sát mưa sao băng là một hoạt động mà bạn chỉ cần dùng mắt thường mà thôi. - Không cần thiết bạn phải xác định tâm điểm xuất phát của trận mưa sao băng này nằm ở đâu, bởi các sao băng có thể được quan sát ở bất cứ đâu trên bầu trời khi nó xuất hiện. Điều quan trọng nhất là bạn phải chờ tới khi tâm điểm này lên cao hơn so với chân trời. - Tránh nhìn ánh sáng trực tiếp và để cho mắt có nhiều thời gian thích ứng với bóng tối, ít nhất là 20 phút trước khi bắt đầu quan sát. - Ánh sáng của trăng hay ánh sáng đèn sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc chiêm ngưỡng các sao băng. Ở vùng quê ít bị ô nhiễm ánh sáng bạn có thể thấy được số lượng các sao băng hơn rất nhiều lần nếu quan sát ở thành phố. - Chỉ khi thời tiết tốt, trời quang mây và thấy rõ các ngôi sao bình thường thì mới có thể thấy được sao băng. Nếu trời có nhiều mây, cũng đừng vội thất vọng vì bầu trời mùa mưa rất thất thường. - Mưa sao băng không có nghĩa là “sao bay như mưa”, do đó cần kiên nhẫn khi quan sát. Ở một trận mưa sao lớn như Perseids này thì những vệt sáng có thể xuất hiện cách nhau một đến vài phút, đôi khi bầu trời sẽ “lặng thinh” một lúc rất lâu nhưng có lúc chúng xuất hiện liên tục 2-3 cái. HAAC |

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
