Mực có thể nghe thấy gì?

Biển cả rất ồn ã. Mặc dù chúng ta không nghe được nhiều khi áp tai xuống mặt nước, nhưng với thiết bị chuyên dụng bạn có thể nghe được cả một dàn hợp xướng âm thanh. Tiếng ồn rất đa dạng, từ âm trầm tần số thấp của cá đang giao phối đến tiếng gầm của động cơ xuồng máy. Nghiên cứu về cách thức nghe của động vật sống dưới nước là đề tài nổi bật trong khoa học biển, đặc biệt là những chủ đề liên quan đến hệ thống định vị hải quân hoặc cá voi.

Mùa hè này tại MBL, nhà động vật học T. Aran Mooney sẽ là nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu thính giác của động vật thân mềm, trong đó loài mực Loligo pealeii là vật mẫu. Để tìm hiểu độ nhạy cảm của loài động vật có màu trong mờ này đối với âm thanh, ông đo sóng não của mực khi chúng phản ứng với nhiều loại âm thanh, đặc biệt là tiếng lách cách của những loài ăn thịt chúng như cá nhà táng, cá voi mũi khoằm và cá heo. Ngoài thí nghiệm sóng não, ông cũng lên kế hoạch huấn luyện mực tránh một số âm thanh nhất định.

Con mực có màu trong mờ bên trong lưới được bao bọc bởi các thùng cách âm trong khi Mooney đo sóng não của nó. (Ảnh: Joseph Caputo/MBL)

Mooney, nhà nghiên cứu tại MBL đồng thời là nghiên cứu sinh bậc sau tiến sĩ tại Học viên hải dương học Woods Hole mùa thu này cho biết: “Âm thanh là một trong những tín hiệu quan trọng đối với động vật biển. Ánh sáng di chuyển khó khăn trong nước biển, trong khi âm thanh thực hiện công việc này tốt hơn nhiều". Ông dự đoán rằng mực có thể nghe những âm thanh tần số ngắn, có nghĩa rằng chúng thường nghe âm thanh của cá và âm thanh di chuyển của tàu thuyền. Tìm hiểu những âm thanh mà loài vật này nghe có thể tiết lộ ảnh hưởng của âm thanh do con người tạo ra đến động vật thân mềm và cách hệ thính giác của chúng tiến hóa một cách tách biệt với loài cá.

Cùng làm việc trong phòng thí nghiệm Grass với Mooney là hai đồng nghiệp nghiên cứu tập tính của động vật. Keram Pleiffer thuộc đại học Marburd, Đức đang huấn luyện ong phản ứng với ánh sáng phân cực, trong khi đó Gwyneth M. Card thuộc Caltech đang ghi chép việc làm thế nào ruồi có thể quyết định lần bay đầu tiên. Họ nằm trong số 9 người nhận học bổng nghiên cứu sinh từ Quỹ Grass để thực hiện nghiên cứu mùa hè về sinh học thần kinh tại MBL.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 23/03/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 22/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Chuyện yêu đương của vị chúa rừng xanh

Chuyện yêu đương của vị chúa rừng xanh

Như muôn loài, "yêu" cũng là cách để hổ duy trì nòi giống. Thế nhưng, cách yêu của vị chúa tể rừng xanh này cũng thật độc đáo.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News