Mục sở thị cách săn mồi đặc biệt của loài “cá ma” dưới đáy đại dương!

Cá chình bồ nông mang những đặc điểm hết sức đặc trưng của các loài sinh vật ở biển sâu, đó chính là hình dáng quái dị và có phần rùng rợn, cùng với đó là cách săn mồi hết sức đặc biệt.

Cá chình bồ nông có tên khoa học là “Eurypharynx pelecanoides”. Loài cá này sở hữu cơ thể khác biệt với các thành viên khác trong họ. Chẳng hạn như cặp vây ngực rất nhỏ và gần như tiêu biến. Vì vậy, nhiệm vụ di chuyển được thực hiện hoàn toàn bằng chiếc đuôi có hình roi.

Mục sở thị cách săn mồi đặc biệt của loài “cá ma” dưới đáy đại dương!
Sống ở một môi trường biệt lập cho nên việc con người bắt gặp cá chình bồ nông rất hiếm khi xảy ra.

Để săn mồi, cá chình bồ nông sử dụng chất phát quang sinh học ở phần đuôi để tạo ra những “bóng đèn” màu hồng nhằm thu hút các sinh vật nhỏ. Khi “bữa ăn” đã đến gần, cá chình bồ nông ngay lập tức há rộng chiếc miệng khổng lồ của mình để đớp trọn (chiếc miệng đặc biệt cũng là nguồn gốc của cái tên được đặt cho loài cá này).

Sống ở một môi trường biệt lập cho nên việc con người bắt gặp cá chình bồ nông rất hiếm khi xảy ra. Hầu hết các trường hợp chúng ta có thể mục sở thị loài động vật này là do chúng bị vướng vào lưới đánh cá. Do đó, video ghi lại cảnh một con cá chình bồ nông đang săn mồi, do một nhóm nghiên cứu phát hiện và ghi lại khi họ đang thám hiểm Khu bảo tồn hải dương quốc gia Papahānaumokuākea (Hoa Kỳ), được coi là vô cùng quý giá.

Cùng chiêm ngưỡng một trong những loài động vật kỳ lạ nhất dưới đáy đại dương trong video dưới đây:

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Cá heo bị thương bơi lạc vào sông ở Hội An

Cá heo bị thương bơi lạc vào sông ở Hội An

Nhân viên khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và người dân phường Cẩm Thanh (TP Hội An, Quảng Nam) đã cứu hộ, đưa cá heo trở về biển.

Đăng ngày: 24/09/2018
Top động vật có vú lặn sâu nhất thế giới

Top động vật có vú lặn sâu nhất thế giới

Trước đây, kỉ lục loài động vật có vú lặn sâu nhất thế giới thuộc về loài cá nhà táng và á quân là loài hải tượng. Tuy nhiên, kỉ lục này đã bị thay đổi vào tháng 3/2014 khi một nhóm các nhà khoa học phát hiện một loài động vật có vú khác.

Đăng ngày: 24/09/2018
Sử dụng robot để khám phá bí ẩn nguồn khoáng sản khồng lồ dưới đáy đại dương

Sử dụng robot để khám phá bí ẩn nguồn khoáng sản khồng lồ dưới đáy đại dương

Trả lời phóng viên, nhà khoa học Thibaut Barreyre cho biết đáy đại dương Trái Đất là khu vực cho tới nay vẫn thuộc vào "điểm mù" của nhân loại.

Đăng ngày: 21/09/2018

"Tiệm cà phê cá mập" ở giữa Thái Bình Dương

Đàn cá mập lớn sinh sống ngoài khơi California di cư tới vùng biển nằm giữa bang Baja California, Mexico và bang Hawaii, Mỹ. Đó là khu vực rộng 260km có biệt danh tiệm cà phê cá mập trắng.

Đăng ngày: 21/09/2018
Giật mình

Giật mình "quả chuối biết bơi" này chính là "thần chết" dưới đáy đại dương

Có khoảng 200 loài cá chình Moray trên khắp thế giới, kích thước của những con cá này có thể từ 25cm cho tới 4m tùy thuộc vào môi trường sống.

Đăng ngày: 20/09/2018
Thôi miên... cá mập, tại sao không?

Thôi miên... cá mập, tại sao không?

Chuyên gia 38 tuổi này vừa khiến người xem trầm trồ khi phô diễn một kỹ thuật thôi miên có tên "bất động liệt cơ" (tonic immobility) gần bờ biển Tiger tại Bahamas.

Đăng ngày: 20/09/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News