Muỗi là nguyên nhân chính khiến các loài động vật bị nhiễm vi nhựa?
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, một trong những nhân tố chủ chốt làm xâm nhiễm vi nhựa vào chuỗi thức ăn ở các khu vực mà trước đây chưa từng có sự hiện diện của tác nhân này, rất có thể chính là muỗi.
Thời gian vài năm trở lại đây, sự quan tâm của thế giới đối với rác thải nhựa không chỉ còn gói gọn trong các ảnh hưởng của chúng đối với môi trường, mà đã mở rộng sang cả sự xâm nhiễm của các hạt vi nhựa trong cơ thể sinh vật và con người cũng không phải là ngoại lệ.
Các hạt vi nhựa lẫn với muối.
Trước hết bạn cần hiểu rằng, các sản phẩm nhựa được cấu tạo từ polymer, bao gồm vô số các đơn phân liên kết với nhau. Khi được thải ra môi trường, loại rác này sẽ được phân rã dần thành các mẩu nhỏ với kích thước hiển vi cho đến vài milimet và đó chính là vi nhựa.
Vi nhựa hiện đang là một vấn đề rất nhức nhối. Một nghiên cứu từ năm 2014 đã thống kê được rằng, hiện có khoảng hơn 5000 tỷ những mảnh nhựa nhỏ trên khắp các đại dương. 90% trong số đó có kích thước nhỏ hơn 6,35 mm.
Với mật độ dày đặc như vậy, vi nhựa sẽ dễ dàng xâm nhiễm vào cơ thể các loài sinh vật theo đường tiêu hóa, và nó tiếp tục được lan rộng ra toàn bộ chuỗi thức ăn, nơi mà con người cũng góp mặt như một mắt xích. Hiện giới khoa học vẫn chưa đưa ra một kết luận cụ thể nào về tác hại của vi nhựa, nhưng nó đang được cảnh báo như một thảm họa toàn cầu đối với môi trường lẫn sức khỏe.
Hạt vi nhựa được cảnh báo như một thảm họa toàn cầu đối với môi trường lẫn sức khỏe.
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, một trong những nhân tố chủ chốt làm xâm nhiễm vi nhựa vào chuỗi thức ăn ở các khu vực mà trước đây chưa từng có sự hiện diện của tác nhân này, rất có thể chính là muỗi.
Cụ thể, người ta đã tiến hành thí nghiệm nuôi 150 ấu trùng muỗi bằng thức ăn có trộn các hạt vi nhựa. Sau đó, 15 ấu trùng được chọn ngẫu nhiên để nuôi lớn thành muỗi. Sau khi kiểm tra những cá thể này, các nhà nghiên cứu đã thống kê được rằng, tất cả chúng đều phát hiện có nhựa trong cơ thể. Trung bình, mỗi ấu trùng muỗi có khoảng 3000 mẩu nhựa kích cỡ 2 micromet. Đối với muỗi trường thành, con số này sẽ giảm xuống chỉ còn 40 mẩu.
Cần biết rằng, trong tự nhiên, muỗi là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều loài động vật như chim, dơi. Do đó, việc ăn những con muỗi có vi nhựa cũng sẽ làm chính những kẻ đi săn bị xâm nhiễm.Và theo chuỗi thức ăn, những mẩu nhựa sẽ được phát tán ra một quy mô rộng lớn hơn rất nhiều!

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.
