Muỗi sẽ tấn công con người quanh năm vì vấn đề này?

Muỗi hoạt động mạnh hơn không chỉ vì sự gia tăng nhiệt độ liên quan đến vấn đề nóng lên toàn cầu, mà phần lớn là do ô nhiễm ánh sáng.

Các nhà khoa học cho biết, ánh sáng nhân tạo của các thành phố khiến loài động vật này kéo dài thời gian hoạt động và ngăn chặn chúng bước vào giai đoạn nghỉ ngơi giống như ngủ đông.

Giờ đây, muỗi chích con người quanh năm cả ở châu Âu và Mỹ.

Vấn đề này đã được chứng minh bởi một nghiên cứu đến từ các nhà khoa học tại Đại học Ohio (Mỹ) và công bố trên tạp chí Insects.

Muỗi sẽ tấn công con người quanh năm vì vấn đề này?
Muỗi đốt người quanh năm do ô nhiễm ánh sáng. (Ảnh minh họa).

Những tác động tiêu cực đến con người và đa dạng sinh học

Theo đó, ánh sáng nhân tạo làm xáo trộn nhịp điệu sinh học của muỗi.

Đây là quá trình sinh học của cơ thể xảy ra theo chu kỳ trên một thời lượng khoảng 24 giờ.

Biến động của nhịp điệu trên có thể làm chúng kiệt sức và chết, dẫn tới hậu quả kép có tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học và con người.

Cụ thể, muỗi đốt từ mùa hè sang mùa đông, nhưng cũng nhiều trong số chúng chết trong mùa đông.

Điều này cũng sẽ làm sụp đổ quần thể muỗi dẫn tới tình trạng thiếu thức ăn cho các loài động vật ăn chúng vào mùa xuân.

Ô nhiễm ánh sáng đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng

Nghiên cứu chủ yếu quan tâm đến một số loài muỗi cụ thể như Culex pipiens (loài muỗi hút máu thuộc họ Culicidae), chúng có thể truyền virus West Nile (một loại arbovirus  gây tổn thương thần kinh) sang người.

Vào mùa đông, loài muỗi này bước vào giai đoạn ngủ đông, thường ở những nơi như trong hầm, nhà kho hoặc giếng nước.

Khi đối mặt với ánh sáng của các thành phố, muỗi sẽ ngừng ngủ đông bước vào giai đoạn sinh sản một lần nữa.

Con cái sau đó cần máu để phát triển trứng và chúng sẽ chích chúng ta.

Với kết quả của nghiên cứu này, ô nhiễm ánh sáng đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng, muỗi càng hoạt động mạnh, chúng sẽ chích người nhiều và nguy cơ lây truyền virus càng lớn.

Sau khi thực hiện các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu dự định xác nhận kết quả này từ bên ngoài môi trường tự nhiên.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài ong cũng có tri giác như con người

Loài ong cũng có tri giác như con người

Khi một con ong được cho ăn đường, tâm trạng của nó tốt hơn, giống như khi con người thưởng thức món ngọt.

Đăng ngày: 11/04/2023
Công bố hai loài thực vật vừa được phát hiện tại Vườn quốc gia Vũ Quang

Công bố hai loài thực vật vừa được phát hiện tại Vườn quốc gia Vũ Quang

Xú hương Vũ Quang (Lasianthus vuquangensis) và Xú hương Hà Tĩnh (Lasianthus hatinhensis) là hai loài thực vật mới được phát hiện tại Vườn quốc gia Vũ Quang.

Đăng ngày: 11/04/2023
Bí quyết giúp cây bạch quả sống hơn 1.000 năm

Bí quyết giúp cây bạch quả sống hơn 1.000 năm

Nghiên cứu cho thấy những cây lâu năm có lượng IAA - một loại hormone điều chỉnh và kích thích tăng trưởng của cây, cao hơn, và lượng ABA - hormone kiềm chế tăng trưởng, thấp hơn.

Đăng ngày: 03/04/2023
Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP là gì?

Nhiễm khuẩn HP được xem là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới chỉ sau vi khuẩn sâu răng. Loại nhiễm khuẩn này rất lặng lẽ nên khó phát hiện, nhưng nó là tác nhân gây ra các cơn đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn hoặc loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.

Đăng ngày: 01/04/2023
Australia thử nghiệm dùng ruồi để thụ phấn cây trồng

Australia thử nghiệm dùng ruồi để thụ phấn cây trồng

Australia dự định thử nghiệm dùng một loại ruồi bản địa để thụ phấn cho cây trồng tại Mid North Coast

Đăng ngày: 31/03/2023
Phát hiện loài tỏi đá mới tại khu bảo tồn Phong Điền, Huế

Phát hiện loài tỏi đá mới tại khu bảo tồn Phong Điền, Huế

Tỏi đá Phong Điền thuộc họ Măng tây (Asparagaceae), có hình thái tương tự như loại tỏi A.khangii nhưng khác ở phiến lá rộng hơn, mặt ngoài bao hoa màu trắng, phấn hoa màu vàng.

Đăng ngày: 31/03/2023
Táo đắt nhất thế giới 500.000 đồng/quả có gì đặc biệt?

Táo đắt nhất thế giới 500.000 đồng/quả có gì đặc biệt?

Sekai Ichi là một trong những giống táo đắt đỏ nhất thế giới khi có giá từ 21 USD/quả trở lên (khoảng 500.000 đồng), vậy giống táo này có gì đặc biệt?

Đăng ngày: 29/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News