Mỹ dập tin đồn về ngày tận thế
Những câu chuyện về ngày diệt vong của nhân loại đang lan truyền rộng rãi trên mạng trong thời gian gần đây khiến Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ phải mở một chiến dịch để dập tắt chúng.
Telegraph cho biết, những kịch bản về ngày tận thế xoay quanh một số tin đồn về việc mọi thứ sẽ biến thành tro bụi khi một hành tinh có tên Nibiru va chạm với địa cầu.
Theo những tin đồn, người Sumer (sống ở thiên niên kỷ thứ tư trước Công nguyên và đạt tới trình độ khoa học kỹ thuật rất cao trước khi diệt vong) đã phát hiện hành tinh Nibiru. Sau đó họ xác định được năm nó sẽ đụng độ với địa cầu. Đó là năm 2012.
Nhiều trang web đã cáo buộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) giấu diếm sự thật về ngày tận thế. Nhưng NASA khẳng định những câu chuyện ấy chỉ là trò chơi khăm trên Internet.
“Những lời khẳng định về ngày tận thế vào năm 2012 chẳng dựa trên bất kỳ cơ sở khoa học nào. Nếu trái đất có nguy cơ va chạm với một thiên thể nào đó, giới thiên văn đã phát hiện ra thiên thể đó từ hàng thập kỷ trước khi vụ va chạm xảy ra. Nếu hành tinh mà người ta gọi là Nibiru sắp đâm trúng trái đất vào năm 2012 thì giờ đây chúng ta có thể quan sát nó bằng mắt thường. Nhưng chẳng ai thấy gì hết, bởi hành tinh ấy không tồn tại.
Các nhà khoa học uy tín trên thế giới không tìm thấy bất kỳ hiểm họa nào đối với địa cầu trong năm 2012. Tóm lại hành tinh của chúng ta sẽ yên ổn trong hơn 4 tỷ năm nữa”, NASA tuyên bố trên trang web.
Ảnh minh họa trái đất va chạm với một hành tinh khác của impactlab.com.
Trước kia một số giả thuyết cho rằng thảm họa diệt vong sẽ xảy ra vào tháng 5/2003, nhưng khi chẳng có gì xảy ra thì thời điểm đó được lùi tới 21/12/ 2012 - ngày cuối cùng trong lịch của người Maya cổ. Theo một số lời đồn đại, vào ngày đó sẽ có hiện tượng các hành tinh tạo thành đường thẳng.
NASA khẳng định lịch của người Maya không kết thúc vào ngày 21/12/2012 và sẽ chẳng có hiện tượng xếp thẳng hàng của các hành tinh. Thậm chí nếu hiện tượng ấy xảy ra thì tác động của nó đối với trái đất cũng không đáng kể.
Những hậu duệ của người Maya tại Guatemala và Mexico đã lên tiếng bác bỏ “lời tiên tri” về ngày tận thế. Họ tỏ ra giận dữ vì tín ngưỡng và truyền thống của tổ tiên đang bị bóp méo.
“Khái niệm diệt vong hay tận thế không hề tồn tại trong văn hóa Maya”, Jesus Gomez, người đứng đầu Liên minh giáo sĩ Maya tại Guatemala, tuyên bố với Telegraph.
Cirilo Perez, một hậu duệ của người Maya và cũng là một nhà chiêm tinh nổi tiếng, đang làm cố vấn của Tổng thống Guatemala Alvaro Colom . Ông khẳng định tín ngưỡng của người Maya chưa bao giờ nhắc tới ngày tận thế. Học giả này cho rằng một số cá nhân cố tình tung ra tin đồn về ngày tận thế để trục lợi.
“Với sự phát triển của mạng Internet, các tin đồn có thể mang đến lợi ích thương mại cho một số cá nhân. Ngày nay người ta đều đánh giá cao nền văn minh Maya, nhưng trên thực tế rất ít người hiểu tổ tiên của chúng tôi”, Perez nói.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
