Mỹ nói nCoV lây truyền qua không khí

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) hôm 7/5 cho rằng nCoV lây truyền qua đường không khí, đặc biệt trong môi trường kín.

Trong hướng dẫn mới nhất về cách thức lây truyền của nCoV, CDC cho rằng chuỗi lây nhiễm diễn ra khi một người hít phải các giọt bắn và hạt aerosol (hạt khí dung) treo lơ lửng trong không khí. Ngoài ra, một người có thể mắc Covid-19 nếu chạm tay dính virus rồi đưa lên miệng, mũi hoặc mắt. Một người cũng có thể nhiễm virus ngay cả khi đứng cách người bệnh hơn 2 m. Hướng dẫn mới thay thế nhận định ban đầu của CDC rằng "việc lây nhiễm xảy ra do tiếp xúc gần, không phải lây truyền qua không khí".

Khi đại dịch bùng phát năm 2020, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cảnh báo cả CDC lẫn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều bỏ qua nghiên cứu cho rằng nCoV di chuyển dưới dạng các hạt nhỏ trong không khí. Một số nhà khoa học hôm 7/5 hoan nghênh việc CDC loại bỏ thuật ngữ mơ hồ "tiếp xúc gần".

"CDC đã cập nhật bằng chứng khoa học mới nhất và loại bỏ một số thuật ngữ có vấn đề về cách thức virus lây truyền", Linsey Marr, chuyên gia về aerosol tại Virginia Tech, cho biết.

Một số nhà khoa học nhận định hướng dẫn này thúc đẩy Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA) phải ban hành các tiêu chuẩn mới, nhằm giúp chủ lao động giải quyết các mối nguy tiềm ẩn tại nơi làm việc.

David Michaels, nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng George Washington, người từng lãnh đạo OSHA dưới thời Tổng thống Barrack Obama, cho biết: "Trước kia, họ không nói nhiều về nguy cơ lây qua hạt khí dung treo trong không khí mà chỉ tập trung vào các giọt bắn".

Mỹ nói nCoV lây truyền qua không khí
Mọi người chen chúc nhau tại một quán bar ở El Paso, Texas, Mỹ, hồi tháng 3. (Ảnh: NYT).

Thông tin mới có ý nghĩa quan trọng đối với biện pháp phòng ngừa trong không gian kín nói chung và nơi làm việc nói riêng, theo tiến sĩ Michaels. Ông cho biết các hạt chứa đầy virus có thể tồn tại trong không khí trong nhiều giờ và tích tụ trong phòng kín, bức bí.

Tiến sĩ Michaels nói thêm: "Nguy cơ lây nhiễm cao hơn khi tiếp xúc gần, nhưng khi bạn ở xa hơn, rủi ro vẫn còn".

Donald Milton, chuyên gia về aerosol tại Đại học Maryland, đồng ý rằng các quan chức liên bang nên cung cấp hướng dẫn tốt hơn để giữ an toàn cho nơi làm việc. Tiến sĩ Milton nhấn mạnh: "Chúng ta cần cung cấp các khẩu trang chống ngừa virus chuyên dụng cho những người phải ở gần người khác trong thời gian dài. Đeo khẩu trang y tế thông thường là không đủ khi bạn ở cạnh nhiều người cả ngày".

Tiến sĩ Michaels cho biết các nhân viên y tế, tài xế xe buýt và những công nhân khác có thể yêu cầu khẩu trang ngừa virus chuyên dụng. Khách trong các cửa hàng cần giữ khoảng cách với nhau và đeo khẩu trang, ông nói thêm. Giữ cho không gian thoáng khí là bước phòng dịch quan trọng.

Theo tiến sĩ Marr, việc CDC Mỹ cho rằng sự lây nhiễm khó xảy ra nếu mọi người đứng xa nhau, là một chỉ dẫn "dễ gây hiểu lầm và để lại hậu quả tai hại". Ông nhận định, "nếu bạn ở trong một môi trường kín, virus sẽ tích tụ trong không khí và tất cả người trong phòng sẽ nhiễm nCoV, bất kể xa hay gần".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều cần lưu ý về giãn cách xã hội và cách ly toàn xã hội

Những điều cần lưu ý về giãn cách xã hội và cách ly toàn xã hội

Khái niệm “cách ly toàn xã hội” và “giãn cách xã hội” đã được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam, là chiếc “chìa khóa vàng” để hạn chế sự bùng phát và lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng.

Đăng ngày: 06/05/2021
Những địa điểm có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2

Những địa điểm có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2

Quán bar, vũ trường, karaoke, massage, được xếp vào nhóm có địa điểm nguy cơ lây nhiễm nCoV cao nhất, theo thang đo của các chuyên gia tại Hiệp hội Y khoa Texas, Mỹ.

Đăng ngày: 06/05/2021
Tăng thời gian cách ly để phá vỡ chuỗi lây truyền của nCoV

Tăng thời gian cách ly để phá vỡ chuỗi lây truyền của nCoV

Singapore, Hong Kong ban hành quy định kéo dài thời gian cách ly tập trung người nhập cảnh từ một số nơi. Con số 21 ngày cũng được Ấn Độ lấy làm thời gian phong tỏa toàn quốc.

Đăng ngày: 06/05/2021
Biến chủng SARS-CoV-2 mới ở Ấn Độ gây tử vong gấp 15 lần

Biến chủng SARS-CoV-2 mới ở Ấn Độ gây tử vong gấp 15 lần

Một biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện tại Ấn Độ được cho là gây nguy cơ tử vong cao gấp 15 lần cho người bệnh.

Đăng ngày: 05/05/2021
Nhật Bản tìm ra công nghệ phát hiện virus SARS-CoV-2 siêu nhanh

Nhật Bản tìm ra công nghệ phát hiện virus SARS-CoV-2 siêu nhanh

Phương pháp SATORI xét nghiệm virus SARS-CoV-2 của các nhà nghiên cứu Nhật Bản có thể cho kết quả trong vòng chưa đầy 5 phút - kỷ lục nhanh nhất trên thế giới tại thời điểm hiện nay.

Đăng ngày: 29/04/2021
Nhiệt độ cao có thể vô hiệu hóa nCoV trong chưa đầy một giây

Nhiệt độ cao có thể vô hiệu hóa nCoV trong chưa đầy một giây

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Texas A&M thiết kế hệ thống thí nghiệm chứng minh nếu nCoV tiếp xúc với nhiệt độ rất cao, chỉ một giây cũng đủ để virus không thể lây sang vật chủ khác.

Đăng ngày: 28/04/2021
Giới khoa học phát triển

Giới khoa học phát triển "siêu vaccine" diệt trừ được mọi biến thể Covid-19

Các nhà nghiên cứu dường như đã tìm được một “vũ khí” có thể diệt trừ tất cả các biến chủng của SASR-CoV-2.

Đăng ngày: 28/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News