Tăng thời gian cách ly để phá vỡ chuỗi lây truyền của nCoV

Singapore, Hong Kong ban hành quy định kéo dài thời gian cách ly tập trung người nhập cảnh từ một số nơi. Con số 21 ngày cũng được Ấn Độ lấy làm thời gian phong tỏa toàn quốc.

Bộ Y tế vừa kéo dài thời gian cách ly tập trung với F1 và các trường hợp nhập cảnh. Các trường hợp này sẽ cách ly tập trung ít nhất 21 ngày thay vì 14 ngày so với trước đây.

Việt Nam không phải quốc gia duy nhất kéo dài thời gian cách ly tập trung cho người nhập cảnh từ 14 lên 21.

Áp dụng biện pháp phòng dịch chặt chẽ

Vài ngày trước, Singapore cũng ban hành quyết định cách ly tập trung đủ 21 ngày với hầu hết khách du lịch đến, tái áp dụng biện pháp phòng dịch chặt chẽ hơn như giãn cách xã hội, đóng cửa phòng gym.

Quy định cách ly tập trung đủ 21 ngày áp dụng cho hầu hết hành khách nhập cảnh từ ngày 29/4, ngoại trừ người từ châu Úc, Brunei, Trung Quốc, New Zealand, Đài Loan, Hong Kong, Macau (Trung Quốc).

Quốc đảo cũng đang phải vật lộn với sự lây lan nhanh của biến chủng kép từ Ấn Độ với 10 người nhiễm chủng B.1.617.2. Ngoài ra, 8 người nhiễm biến chủng B.1.3.51 từ Nam Phi, 8 ca nhiễm biến chủng B.1.1.7, B.1.252 từ Anh. Ba bệnh nhân khác nhiễm biến chủng P1 tại Brazil.

Tăng thời gian cách ly để phá vỡ chuỗi lây truyền của nCoV
Một phụ nữ đeo khẩu trang xếp hành lý tại sân bay quốc tế Hong Kong, Trung Quốc, ngày 20/10/2020. (Ảnh: Reuters).

Giới chức trách Hong Kong cũng cấm nhập cảnh với hành khách từ Nam Phi, Anh và người từng đến Nam Phi trong vòng 21 ngày. Để nhập cảnh vào Hong Kong, những hành khách không thuộc diện bị cấm phải cách ly tập trung đủ 21 ngày ở các khách sạn do giới chức y tế nơi này chỉ định.

“Chúng tôi đưa ra quyết định này do nhận thấy sự thay đổi mạnh mẽ của dịch Covid-19 trên toàn cầu, biến chủng nCoV mới ngày càng được tìm thấy ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Chúng tôi phải đưa các biện pháp quyết liệt ngay lập tức để đảm bảo không để lọt bất kỳ trường hợp nào đặc biệt, ủ bệnh dài hơn 14 ngày", một phát ngôn viên từ giới chức Hong Kong trả lời phỏng vấn của Reuters.

Tương tự Hong Kong, Singapore, theo IAG, từ ngày 21/12/2020, cơ quan y tế Macau (Trung Quốc) yêu cầu người đến từ Hong Kong và bất kỳ nơi nào bên ngoài Đài Loan, Trung Quốc, đều phải cách ly tập trung đủ 21 ngày thay vì 14 ngày như trước đó dù nơi này không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới từ 26/6/2020. Nguyên nhân của quy định mới là ứng phó trước mối nguy từ biến chủng virus mới B.1.1.7.

Hồi tháng 3, giới chức Ấn Độ cũng ban hành khẩn cấp lệnh phong tỏa toàn đất nước vì số ca mắc Covid-19 tăng vọt. Đây là lần đầu tiên và cũng là duy nhất quốc gia này phong tỏa với quy mô toàn quốc. Thời gian phong tỏa là 21 ngày kể từ 25/3.

21 ngày là thời gian an toàn

Trên thực tế, cách ly 21 ngày đã được thảo luận trong bối cảnh Ebola bùng phát trên thế giới cách đây vài năm và tính toán dựa trên thời gian ước tính virus ủ bệnh trên người. Thời gian 21 ngày được đưa ra từ các phân tích về dữ liệu bùng phát dịch bệnh trong quá khứ và hiện tại.

Tờ The Hindu dẫn lời ông K. Kolandasamy, Giám đốc Y tế của bang Tamil Nadu, Ấn Độ: "Về mặt dịch tễ học, virus SARS-CoV-2 có thời gian ủ bệnh (từ khi virus xâm nhập cơ thể đến lúc bắt đầu triệu chứng) là 14 ngày. Đây là lý do vì sao ban đầu có mốc này. Việc chúng ta phong tỏa, giãn cách, cách ly tập trung trong 21 ngày là để phần virus còn sót lại bị tiêu diệt hoàn toàn. Ba tuần là thời gian để chắc chắn bạn an toàn".

Trong báo cáo đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine vào tháng 3/2020, nhóm chuyên gia tại Đại học Massachusetts Amherst, Mỹ, có nêu: "Tính toán thời gian ủ bệnh trung bình của nCoV là 5 ngày. Hơn 97,5% bệnh nhân có triệu chứng trong vòng 11,5 ngày kể từ khi nhiễm virus". Vì thế, con số 14 ngày được đưa ra nhằm khẳng định một người có còn nhiễm virus hay không.

Tuy nhiên, biến chủng của virus xuất hiện ngày càng nhiều với những đặc tính dễ lây lan hơn. Điển hình là biến chủng B.1.1.7 từ Anh, vòng lây nhiễm của nó chỉ mất 3 ngày. Trong khi đó, những chủng cũ mất 5-6 ngày.

Tăng thời gian cách ly để phá vỡ chuỗi lây truyền của nCoV
Nhân viên mặc đồ bảo hộ giám sát tại lối vào văn phòng Ngân hàng HSBC Hong Kong khi nơi này buộc phải đóng cửa vì dịch Covid-19. (Ảnh: AFP).

Theo giới chức y tế Singapore, “tăng thời gian cách ly tập trung và tái thiết lập các biện pháp giãn cách xã hội nhằm phá vỡ chuỗi lây truyền của virus” trước tình hình số ca mắc Covid-19 đang tăng lên nhanh chóng ở thành phố.

Trên thế giới và tại Việt Nam, cơ quan y tế cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp có thời gian ủ bệnh dài hơn 14 ngày, tái dương tính. Thậm chí, một số ca ủ bệnh lên tới 21 ngày. Do đó, việc tăng thời gian cách ly nhằm giảm thiểu rủi ro lọt virus ra ngoài cộng đồng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến chủng SARS-CoV-2 mới ở Ấn Độ gây tử vong gấp 15 lần

Biến chủng SARS-CoV-2 mới ở Ấn Độ gây tử vong gấp 15 lần

Một biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện tại Ấn Độ được cho là gây nguy cơ tử vong cao gấp 15 lần cho người bệnh.

Đăng ngày: 05/05/2021
Nhật Bản tìm ra công nghệ phát hiện virus SARS-CoV-2 siêu nhanh

Nhật Bản tìm ra công nghệ phát hiện virus SARS-CoV-2 siêu nhanh

Phương pháp SATORI xét nghiệm virus SARS-CoV-2 của các nhà nghiên cứu Nhật Bản có thể cho kết quả trong vòng chưa đầy 5 phút - kỷ lục nhanh nhất trên thế giới tại thời điểm hiện nay.

Đăng ngày: 29/04/2021
Nhiệt độ cao có thể vô hiệu hóa nCoV trong chưa đầy một giây

Nhiệt độ cao có thể vô hiệu hóa nCoV trong chưa đầy một giây

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Texas A&M thiết kế hệ thống thí nghiệm chứng minh nếu nCoV tiếp xúc với nhiệt độ rất cao, chỉ một giây cũng đủ để virus không thể lây sang vật chủ khác.

Đăng ngày: 28/04/2021
Giới khoa học phát triển

Giới khoa học phát triển "siêu vaccine" diệt trừ được mọi biến thể Covid-19

Các nhà nghiên cứu dường như đã tìm được một “vũ khí” có thể diệt trừ tất cả các biến chủng của SASR-CoV-2.

Đăng ngày: 28/04/2021
Covid-19 giúp chúng ta nhận ra nhà vệ sinh đã quá lạc hậu

Covid-19 giúp chúng ta nhận ra nhà vệ sinh đã quá lạc hậu

Trên thực tế, các hệ thống nhà vệ sinh góp một phần vào giữ gìn sức khỏe cộng đồng.

Đăng ngày: 26/04/2021
Hai biến chủng nCoV đang lưu hành ở Ấn Độ nguy hiểm như thế nào?

Hai biến chủng nCoV đang lưu hành ở Ấn Độ nguy hiểm như thế nào?

Các biến chủng này đều có khả năng " lẩn tránh" hệ miễn dịch, được coi là nguyên nhân khiến Ấn Độ lâm vào khủng hoảng do số ca mắc và tử vong vì Covid-19 ngày càng tăng cao.

Đăng ngày: 26/04/2021
Biến thể Covid-19 tại Anh B.1.1.7 có thể đột biến qua loài chó

Biến thể Covid-19 tại Anh B.1.1.7 có thể đột biến qua loài chó

Biến thể SARS-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện ở Anh, B.117, có thể đến từ loài chó. Phát hiện này đặt ra nguy cơ phải tiêu huỷ chó ở những vùng có B.117 lây lan.

Đăng ngày: 23/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News