Mỹ thành lập "đội tuần tra vũ trụ" để đảm bảo hòa bình và an toàn không gian

Quân đội Mỹ đang có kế hoạch mở rộng phạm vi hoạt động trong không gian, để một ngày nào đó có thể tuần tra khu vực quanh Mặt trăng.

Từ một nơi tưởng chừng như không thể bị xâm phạm, không gian ngày nay đang trở thành “sân chơi” của nhiều công ty từ nhiều đất nước khác nhau, làm lộn xộn bầu trời với các chùm vệ tinh hàng ngàn chiếc. Ở biên giới mới gần như vô luật pháp này, cần có “cảnh sát trưởng” để kiểm soát mọi thứ và nước Mỹ vừa công bố kế hoạch thành lập “đội tuần tra vũ trụ” như vậy.

Đó chính là Cislunar Highway Patrol System (CHPS), hay Hệ thống tuần tra không gian cislunar (không gian giữa Trái đất và Mặt trăng).

Phòng thí nghiệm nghiên cứu không quân Mỹ (AFRL) gần đây đã phát hành một đoạn video trình bày kế hoạch lập đội tuần tra không gian CHPS. AFRL cho biết CHPS sẽ là một hệ thống vệ tinh được sử dụng để theo dõi chuyển động của vệ tinh và các mảnh vỡ không gian nhằm giảm thiểu các vụ va chạm.

Nó có thể không làm được gì nhiều khi nói đến việc trực tiếp ngăn chặn những vụ va chạm này, nhưng sẽ nâng cao khả năng theo dõi các vật thể và giúp lên kế hoạch ngăn chặn.

Mặc dù định nghĩa chính xác còn đang gây tranh cãi, nhưng thuật ngữ "cislunar" thường dùng để chỉ không gian cách Trái đất hơn 35.786km, nghĩa là qua quỹ đạo địa đồng bộ, đến Mặt trăng. CHPS sẽ bay trong không gian từ Trái đất đến quanh Mặt trăng để “đảm bảo phát triển không gian một cách hòa bình, giúp bảo vệ an toàn cho các nhiệm vụ”, theo video của AFRL.


CHPS sẽ bay trong không gian từ Trái đất đến quanh Mặt trăng.

Video của AFRL chỉ ra những nỗ lực của các cơ quan như NASA trong việc quay trở lại bề mặt Mặt trăng và các "điểm đến liên hành tinh" khác, như một phần trong động lực mở rộng phạm vi giám sát của quân đội Mỹ tới không gian cislunar.


Hệ thống vệ tinh CHPS vẫn còn một chặng đường dài trước khi thành hiện thực.

Video cho biết thêm, CHPS "sẽ vượt qua hàng nghìn vệ tinh thương mại và chính phủ khi nó tiến đến không gian 438.000 km hiếm khi được đến trước đó".

Tuy nhiên, hệ thống vệ tinh CHPS vẫn còn một chặng đường dài trước khi thành hiện thực, AFRL đang kêu gọi các đề xuất nguyên mẫu vào tháng tới, với mục tiêu trao hợp đồng sản xuất vào tháng 7.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News