Mỹ thử nghiệm phóng tàu khai thác tài nguyên các thiên thạch

Công ty Planetary Resources (Mỹ) vừa phóng tàu vũ trụ nghiên cứu, thử nghiệm việc khai khác khoáng sản từ các thiên thạch gần Trái Đất.

Phóng tàu khai thác tài nguyên các thiên thạch gần Trái Đất

Theo Science Alert, công ty khai thác tiểu hành tinh Planetary Resources (PR) của Mỹ vừa phóng tàu vũ trụ nguyên mẫu Arkyd 3 Reflight (A3R) từ Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) lên quỹ đạo hôm 16/7. Nó thực chất là một vệ tinh nhỏ có nhiệm vụ thử nghiệm, nghiên cứu việc khai thác các tiểu hành tinh giàu tài nguyên gần Trái Đất trong tương lai gần.


Mô phỏng tàu vũ trụ khai thác thiên thạch trong tương lai. (Ảnh: Printf.eu)

A3R sẽ hoạt động trong 90 ngày, nhằm thử nghiệm hệ thống điều khiển và hệ thống điện tử của công ty. Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm để điều chỉnh công nghệ, giúp những tàu vũ trụ trong tương lai thực sự có khả năng tiến hành thăm dò không gian.

"Triết lý của chúng tôi là kiểm tra thường xuyên, và nếu có thể, thử nghiệm trực tiếp trong không gian. A3R là tàu thử nghiệm tinh vi, chi phí hiệu quả nhất từng được tạo ra. Chúng tôi đang đổi mới trên mọi góc độ, từ thiết kế cho đến vận hành," Chris Lewicki, chủ tịch của PR, nói.

Nhà đầu tư tài chính cho công ty là Larry Page và Eric Schmidt thuộc Google, và Richard Branson, người sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn Virgin.

"Việc triển khai thành công A3R là cột mốc quan trọng của công ty. Chúng tôi đang phát triển các công nghệ thăm dò, khai thác khoáng sản tiểu hành tinh. Qua đó, tạo ra một nền kinh tế ngoài hành tinh, làm thay đổi cách chúng ta sống trên Trái Đất," Peter H. Diamandis, người đồng sáng lập PR chia sẻ.

Sau khi A3R hoàn thành sứ mệnh vào cuối năm nay, Planetary Resources sẽ cho ra mắt một vệ tinh khác là Arkyd-6, có kích cỡ lớn gấp đôi mẫu tiền nhiệm. Dự kiến vệ tinh mới sẽ có một hệ thống chụp ảnh hồng ngoại nhằm phát hiện sự hiện diện của nước và khoáng chất ngậm nước trong các tiểu hành tinh bay gần Trái Đất.

"Khai thác tiểu hành tinh nghe có vẻ như một chủ đề khoa học viễn tưởng, nhưng công ty chúng tôi đang phát triển công nghệ này. Thậm chí, nhiều chính phủ trên thế giới đã tạo ra chính sách và khuôn khổ pháp lý để hỗ trợ hoạt động khai thác trên tiểu hành tinh trong vài năm tới," Chris Lewicki nói với ABC News.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News