Mỹ thử nghiệm robot hoạt động trên Mặt trăng

Các nhà khoa học đang tiến hành thử nghiệm, cho phép robot 4 chân Spirit di chuyển trên địa hình gồ ghề, mô phỏng các điều kiện khắc nghiệt của Mặt trăng và sao Hỏa. Dự án này do Đại học Nam California (USC), với sự tài trợ của NASA, đứng đầu thực hiện.

Robot có tên là Spirit, sẽ thử nghiệm tập di chuyển trên địa hình hiểm trở của Mount Hood ở tiểu bang Oregon, Mỹ. Theo đó, robot phải di chuyển trên bề mặt khó khăn và hay thay đổi, đi bộ từ các bề mặt cứng hoặc đá, đến các bề mặt đất mềm như tuyết hoặc cát.


Robot Spirit được huấn luyện trên địa hình khó khăn giống như trên Mặt trăng. (Ảnh: LASSIE Project)

Tiến sĩ Cristina Wilson thuộc Đại học Bang Oregon, cho biết: “Với mỗi bước mà robot 4 chân thực hiện, nó có thể cảm nhận được lực cản cơ học với chân của nó, tương tự như cách con người bước đi trên những bề mặt không bằng phẳng, chúng ta có thể phát hiện được mặt đất đang dịch chuyển như thế nào dưới chân mình, một robot có chân cũng có khả năng tương tự. Qua đó có thể thu thập dữ liệu để có thể thêm hiểu biết bề mặt hành tinh được hình thành và cách di chuyển trong tương lai".

Dự án nghiên cứu có tên là Dự án LASSIE: Khoa học bề mặt tự động có chân trong môi trường tương tự, chứng minh robot Spirit có thể học cách điều hướng và thích ứng với từng thử thách mới, nhằm chuẩn bị cho các sứ mệnh trong tương lai khi con người và robot làm việc cùng nhau trong không gian. Những nỗ lực của robot trên địa hình Mount Hood sẽ giúp thiết kế các cỗ máy trong tương lai và cách đối phó với các địa hình khác nhau cũng như cách chúng thu thập dữ liệu khi di chuyển.

Feifei Qian – Trợ lý Giáo sư Kỹ thuật điện và máy tính tại Đại học Nam California cho biết: “Vai trò của nhóm tôi trong dự án này là đảm bảo robot có thể cảm nhận và vận động cho khoa học hành tinh. Điều đó có nghĩa là chúng tôi muốn robot có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác, để đến những điểm mà chúng tôi muốn thực hiện bất kỳ phép đo nào. Hai là, chúng tôi đang thực hiện một điều rất mới lạ là biến mỗi chân của robot thành cảm biến để khi robot đi mỗi bước, chúng tôi muốn robot thu thập thông tin về môi trường".

Dự án được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA tài trợ trong thời gian 2 năm với tổng giá trị lên tới 2 triệu USD, cho phép các nhóm robot hỗ trợ các phi hành gia thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trên mặt trăng. Nhóm nghiên cứu bao gồm các chuyên gia từ NASA, Đại học Texas A&M, Viện Công nghệ Georgia, Đại học bang Oregon, Đại học Temple và Đại học Pennsylvania.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Phát hiện hành tinh “xương khô” chứa bí mật hãi hùng

Phát hiện hành tinh “xương khô” chứa bí mật hãi hùng

Một ngoại hành tinh mới được phát hiện đã tiết lộ những đặc tính hết sức vô lý, khiến các nhà khoa học bối rối và nghĩ đến những kịch bản hãi hùng về quá khứ của nó.

Đăng ngày: 30/03/2025
Sự thật

Sự thật "khủng" về sao Diêm Vương: Nhiệt độ thấp tới -200°C, một năm bằng 248 năm Trái đất?

Sao Diêm Vương, hành tinh bí ẩn cách xa Mặt trời này luôn là tâm điểm nghiên cứu của các nhà thiên văn học.

Đăng ngày: 30/03/2025
Ảnh hưởng bất ngờ của sao Hỏa đối với đại dương trên Trái đất

Ảnh hưởng bất ngờ của sao Hỏa đối với đại dương trên Trái đất

Theo nghiên cứu mới, mặc dù sao Hỏa có thể cách Trái đất đến khoảng 225 triệu km, nhưng hành tinh này lại đang ảnh hưởng đến khí hậu nơi loài người sinh sống.

Đăng ngày: 30/03/2025
NASA/ESA chụp được

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 29/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News