Năm 2020 dự kiến là năm nóng kỷ lục trên toàn cầu
Cơ quan Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết, nhiệt độ ở 3 tháng đầu năm 2020 đã tăng lên và có nhiệt độ cao thứ 2 chỉ sau năm 2016. Tuy nhiên, theo ông Deke Arndt thuộc Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia NOAA, sự nóng lên của năm nay là “không bình thường”.
Năm 2020 có nhiều khả năng trở thành năm nóng nhất từ trước cho tới nay. (Ảnh minh họa).
Ông Deke cho biết, tháng 2 và tháng 3 có mức tăng nhiệt độ lớn nhất mà không chịu tác động của hiện tượng El Nino tại Thái Bình Dương. “Sự gia tăng nhiệt độ từ tháng 1 đến tháng 3 xảy ra trên khắp khu vực châu Á, châu Âu, Trung và Nam Mỹ, cũng như Đại Tây Dương, Ấn Độ và tây Thái Bình Dương“, NOAA cho biết.
Bên cạnh đó, Cơ quan Dự báo khí tượng Anh nhận định, vào năm 2020, nhiệt độ trên toàn cầu có thể tăng 1,1 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp. Tổ chức Khí tượng Thế giới cảnh báo, năm 2020 là năm nắng nóng kỷ lục, mưa bão bất thường nên các quốc gia cần nâng cao tinh thần cảnh giác trước nguy cơ lũ lụt, hạn hán, bão nhiệt đới, đặc biệt là các thảm họa do biến đổi khí hậu.
Tại Việt Nam, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc Gia cho biết, cả nước sẽ nóng hơn so với những năm trước đó 0,5 – 1 độ C trong những tháng hè năm nay. Cụ thể, vào nửa cuối tháng 4 và tháng 5, Đông Nam Bộ và Tây Bắc Bộ sẽ có nhiều đợt nắng nóng. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ sẽ có đợt nắng nóng đỉnh điểm vào tháng 5 và 6; Bắc và Trung Trung Bộ là khu vực có nắng nóng kéo dài nhất, từ tháng 4 – 8.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?
Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?
