Nắng nóng cực độ lập kỷ lục ở nhiều nơi trên thế giới
Nhiều vùng khắp nơi trên thế giới, từ phía Bắc bán cầu, Trung Đông và châu Á đều ghi nhận mức nhiệt độ cao kỷ lục.
Theo Sputnik, những mức nhiệt độ cao đáng kinh ngạc là kết quả của các khối không khí nóng khổng lồ và dai dẳng đáng kể đang xoáy quanh nửa phía Bắc của hành tinh.
Cả thế giới nóng rực với nhiều mức nhiệt kỷ lục. (Ảnh: Washington Post).
Vòm nhiệt khổng lồ và dai dẳng bao trùm các khu vực phía Đông Bắc Mỹ với nhiệt độ và độ ẩm cực đoan làm nên các kỷ lục như 40,5 độ C ngày 28/6 tại Colorado và 36,6 độ C ngày 2/7 tại Canada, trong đó kỷ lục ở Canada bao gồm nhiệt độ cao vào lúc nửa đêm.
Các dữ liệu hiện tại cho thấy vòm áp cao sẽ trở nên mạnh nhất trong vòng 30 năm qua. Tại châu Âu, nhiệt độ cực đoan bao trùm nhiều khu vực quần đảo Anh khiến đường xá và mái nhà biến dạng, theo Weather Channel.
Các khu vực ở Scotland chứng kiến mức nhiệt độ cao chưa từng có ở khoảng 33 độ C tại Glasgow, Greycook ngày 28/6. Ireland và Bắc Ireland cũng trải qua những mức nhiệt độ kỷ lục.
Khu vực Á Âu cũng phải hứng chịu nhiệt độ cao trong suốt 1 tuần qua, nhiệt độ 42 độ C tại Yerevan, Armenia cũng ở mức cao nhất khu vực này từng ghi lại được.
Nhiều vùng phía Nam nước Nga cũng nắng nóng kỷ lục ngày 28/6.
Các dữ liệu nắng nóng ở Bắc bán cầu bổ sung thống kê cho hiện tượng toàn cầu nóng lên, theo Sputnik. Nhiệt độ cao kỷ lục trên thế giới được ghi lại ở Pakistan hồi tháng 4/2018 ở mức 50,2 độ C.
Nửa cuối năm 2017, Hiện tượng nắng nóng cực đoan cũng được ghi nhận ở nhiều nơi trên thế giới. San Francisco, California ở mức 41,1 độ C, Thượng Hải ở 40,8 độ C, Tây Ban Nha ở 46,8 độ C và Iran – Pakistan ở 53 độ C.
Cùng với việc trái đất đang nóng lên mỗi ngày, giới khoa học cảnh báo loài người sẽ phải đối diện thường xuyên hơn với những kỷ lục nhiệt độ cao, thậm chí cực đoan như thế này.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?
