Năm 2035, một bóng ma vũ trụ "xuyên không" đến Trái đất

Kính viễn vọng không gian James Webb vừa phát hiện một hiện tượng ma quái mới ở nơi cách Trái đất 10 tỉ năm ánh sáng.

Thông qua hiệu ứng "thấu kính hấp dẫn" đặc biệt được tạo nên cụm thiên hà MACS J0138.0-2155, các nhà khoa học phát hiện ra một thứ thú vị sẽ hiện ra với nhiều hình ảnh khác nhau trong mắt người Trái đất.

Đó là siêu tân tinh loại Ia mang tên Encorethiên hà chứa đựng nó mang tên MRG-M0138, nằm cách Trái đất 10 tỉ năm ánh sáng.


Siêu tân tinh Encore bên trong thiên hà MRG-M0138 cạch Trái đất 10 tỉ năm ánh sáng dưới dạng 2 vệt sáng cong, độ dài khác nhau - (Ảnh: NASA/ESA/CSA).

Điều này có nghĩa ánh sáng từ chúng - tức thứ tạo nên hình ảnh chúng ta thấy - cũng mất hàng tỉ năm đi xuyên không - thời gian để đến được chiếc kính viễn vọng bay quanh địa cầu.

Không chỉ thú vị bởi sự cổ xưa, chúng còn đem đến cái nhìn hết sức ma quái nhờ thấu kính hấp dẫn MACS J0138.0-2155.

Thấu kính hấp dẫn có thể hiểu như một chiếc kính lúp vũ trụ, thường là các cụm thiên hà lớn nằm chắn ngang tầm nhìn giữa Trái đất và một vật thể xa hơn, từ đó phóng to các vật thể xa hơn bằng cách bẻ cong không - thời gian, làm biến dạng ánh sáng từ vật thể đó.

Kính lúp vũ trụ luôn là những cụm cấu trúc phức tạp, không đồng đều, nên có thể khiến ánh sáng bị phân tán, đi theo các con đường khác nhau, từ đó các vật thể phía sau nó hiện ra dưới dạng nhiều phiên bản khác nhau.

Thiên hà cổ đại MRG-M0138 hiện ra với tận 5 hình ảnh khác nhau.

Nhưng thú vị nhất là siêu tân tinh Encore - một vụ nổ sao cổ đại - đã hiện ra với 2 hình ảnh khác nhau.

Hình ảnh đầu tiên của nó được chụp bởi Kính viễn vọng không gian Hubble từ năm 2016, được gọi là siêu tân tinh Requiem, hiện ra dưới dạng một lưỡi liềm ánh sáng ma quái.

Tháng 11 vừa qua, hình ảnh từ James Webb cho thấy lưỡi liềm ánh sáng đó có bạn đồng hành mới, được đặt tên là Encore.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Justin Pierel từ Viện Khoa học kính viễn vọng không gian và TS Andrew New Man từ Đài quan sát Viện Khoa học Carnegie (Mỹ) xác định Requiem và Encore chỉ là một. Từ đó, họ gọi cả hai bóng ma bằng cái tên chung Encore.

Chưa kể, các tính toán cho thấy một "bóng ma" thứ ba từ Encore sẽ hiện ra trước mắt người Trái đất vào khoảng năm 2035, ở một vùng trời hiện tại đang trống rỗng.

Ánh sáng tạo nên mỗi hình ảnh sẽ đi theo các tuyến đường khác nhau, do đó sẽ đến với người Trái đất với độ trễ khác biệt.

Việc nhân bản này càng độc đáo hơn khi Encore là siêu tân tinh loại Ia, một dạng siêu tân tinh mạnh mẽ, bí ẩn và hiếm gặp.

Các nhà khoa học cũng đang hồi hộp chờ đợi năm 2023, vì hình ảnh thứ ba của Encore, dự kiến sẽ rõ và sắc nét tuyệt vời như hai hình ảnh trước, có thể giúp mang lại một phép đo mới về hằng số Hubble, tức tốc độ giãn nở của vũ trụ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kính viễn vọng của Trung Quốc phát hiện 2 tiểu hành tinh mới

Kính viễn vọng của Trung Quốc phát hiện 2 tiểu hành tinh mới

Kính viễn vọng Khảo sát trường rộng (WFST) của Trung Quốc có khả năng khảo sát toàn bộ bầu trời từ Bắc bán cầu đã phát hiện 2 tiểu hành tinh hoạt động gần Trái đất.

Đăng ngày: 02/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
NASA/ESA chụp được

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/04/2025
Ảnh sốc từ NASA/ESA:

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đăng ngày: 01/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét

Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét

Vệ tinh radar Kondor-FKA-M thế hệ mới của Nga sẽ có khả năng chụp ảnh bề mặt Trái Đất với độ phân giải cao tới 0,5 mét.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News