Nam Cực từng một thời ấm áp

Vào giai đoạn ấm áp cách đây 52 triệu năm, thực vật nhiệt đới như cọ, từng phủ xanh bờ biển Nam Cực.

>>> Vùng nước sâu nhất thế giới biến mất bí ẩn

Trầm tích ở thềm lục địa gần Nam Cực đã cung cấp chứng cứ về giai đoạn nhiệt đới thời cổ đại ở nơi băng giá quanh năm hiện nay, theo BBC dẫn lời các chuyên gia của Đại học Goethe (Đức).


Nam Cực lạnh giá từng có thời ấm áp như vùng nhiệt đới

Thông qua các trầm tích thu thập được sau khi khoan xuống đáy tại vùng biển phía đông Nam Cực, các nhà khoa học khám phá ra phấn hoa hóa thạch của một cánh rừng “gần giống rừng nhiệt đới” tại lục địa băng khoảng 34-56 triệu năm trước.

Phát hiện mới đã làm nổi bật sự khác biệt quá lớn giữa điều kiện khí hậu hiện đại với quá khứ ở Nam Cực, cũng như mức độ ảnh hưởng lan rộng của tình trạng ấm lên toàn cầu trong giai đoạn khí quyển chứa đầy CO2.

Nhà khoa học Kevin Welsh tại Đại học Queensland (Úc) cho biết, các dữ liệu phân tích các phân tử phản ứng nhạy với thay đổi nhiệt độ của các trầm tích cho thấy nhiệt độ Nam Cực vào khoảng 20 độ C cách đây 52 triệu năm.

Cách đây 52 triệu năm, tức vào đầu thế Thủy Tân (hay còn gọi là thế Eocen), mật độ CO2 trong không khí cao hơn gấp đôi lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính hiện nay.

Ông Welsh trích dẫn dự đoán của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho rằng tình huống xấu nhất có thể diễn ra là băng tại Nam Cực sẽ tan hết “vào cuối thế kỷ này”.

"Tốc độ tan băng còn phụ thuộc lượng khí thải trong thời gian tới. Băng tại Nam Cực tan nhanh sẽ ảnh hưởng khủng khiếp đến mực nước biển trên toàn thế giới”, ông Welsh cho biết.

Chỉ cần mực nước biển tăng vài mét cũng sẽ gây ngập “một diện tích lớn đất liền tại các vùng duyên hải của nhiều quốc gia”, ông Welsh cảnh báo.

Báo cáo đăng trên chuyên san Nature.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News