Nấm Hoàng đế phù hợp trồng ở vùng hạn nóng

Nấm Hoàng đế có khả năng chịu hạn và nóng, rất phù hợp để phát triển tại những địa phương có xu hướng ngày một khô, nóng do ảnh hưởng biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Chịu được nhiệt cao 30 - 40 độ C

TS Hoàng Thị Nga, Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, nấm Hoàng đế (Calocybe indica) còn gọi là nấm Milky là một loài nấm ăn bản địa của các vùng nóng và ẩm ướt.

Nấm Hoàng đế chứa nhiều chất chống oxy hóa, một số hợp chất chuyển hóa thứ cấp, do đó có tác dụng dược lý, được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng giàu chất dinh dưỡng. Trong nấm Hoàng đế có các vitamin nhóm B dồi dào.

Về mặt dinh dưỡng, nấm Hoàng đế có thành phần các nguyên tố đa lượng, vi lượng và siêu vi lượng vượt trội hơn so với hai loại nấm phổ biến hiện nay là nấm Mỡ và nấm Sò. Ít nhất 17 acid béo đã được tìm thấy trong nấm Hoàng đế, trong đó có các acid béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe.

Điểm đặc biệt của nấm Hoàng đế là có khả năng chịu nhiệt cao (30 – 40 độ C), nên có thể phát triển mạnh ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây được xem là một trong những lợi thế lớn để nấm Hoàng đế có thể được trồng tại các khu vực khô nóng và chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở Việt Nam Ngoài ra phương pháp trồng nấm Hoàng đế cũng khá tiện lợi, đầu tư thấp trong khi quả thể nấm có giá trị dinh dưỡng cao và thời gian bảo quản kéo dài.

Sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu sâu về loài, các nhà khoa học Việt Nam đã đưa ra công thức phát triển nấm Hoàng đế tối ưu trong điều kiện khô, nóng. Nấm Hoàng đế có thể trồng trên nhiều công thức giá thể, chủ yếu là các loại mùn cưa, bã mía, bông phế liệu... bổ sung bột ngô, cám gạo, bột nhẹ CaCO3, nước vôi trong (3,5 - 4kg vôi/1.000 lít nước sạch).

Một số nghiên cứu trước đây đã thử nghiệm khả năng sinh trưởng của nấm Hoàng đế trên môi trường đất - cát - bột ngô, rơm - bột ngô hoặc cám lúa mì... cho hiệu quả tốt.

Ở nhiều nơi, người trồng đã tận dụng rơm từ lúa mì, thân ngô, thân lúa miến, bột gạo, bột cao lương và cám lúa mì làm giá thể để sản xuất nấm Hoàng đế. Nấm có thể được thu hoạch 3 - 4 đợt trong 40 - 45 ngày chăm sóc. Nấm Hoàng đế có thể phát triển được vào tháng 5 - 6 (thời gian nóng cao điểm của mùa Hè).

Theo nhóm nghiên cứu, các loài nấm ăn có thể được sử dụng như một nguồn thực phẩm chứa nhiều hợp chất trao đổi thứ cấp có tác dụng dược lý nhằm cải thiện hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của con người.

Tiềm năng ứng dụng rộng rãi

Nghiên cứu cho thấy, dịch chiết từ nấm ăn chứa nhiều alkaloid, các acid béo, cellulose, carbohydrate, vitamin và các chất chống ôxy hóa quan trọng có tác dụng tăng cường trao đổi chất, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.

Trong nấm Hoàng đế, các hợp chất phenolic như: catechin, syringic acid, p-coumaric acid và caffeic acid có vai trò kháng viêm thông qua cơ chế ức chế các gốc chứa ôxy nguyên tử hoạt động.

Nấm Hoàng đế phù hợp trồng ở vùng hạn nóng
Nấm hoàng đế.

Trong khi đó, một số hợp chất chiết xuất từ nấm Hoàng đế được ghi nhận có khả năng ức chế sinh trưởng của Escherichia coli và Staphylococcus aureus thông qua cơ chế tổng hợp catechin và hexadecenoic acid vào thành tế bào vi khuẩn. Ngoài ra, dịch chiết của nấm Hoàng đế được báo cáo có khả năng kháng viêm hiệu quả.

Nhờ những giá trị này, nấm Hoàng đế có tiềm năng ứng dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng cũng như nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi. Ví dụ, bột nghiền từ nấm Hoàng đế bổ sung vào khẩu phần ăn sáng được chứng minh giúp hỗ trợ điều hòa đường huyết và cholesterol trong máu ở những người mắc tiểu đường hoặc gặp vấn đề về huyết áp.

Tương tự, bột nghiền từ nấm Hoàng đế bổ sung vào nguyên liệu làm bánh quy giúp cải thiện thành phần protein, tăng hàm lượng β-glucan và nhóm flavonoid. Việc sử dụng nấm Hoàng đế trong các công thức nấu ăn cũng được lựa chọn nhiều hơn so với việc bổ sung nấm Mỡ và nấm Hương.

Nấm Hoàng đế có tiềm năng ứng dụng đa dạng. Theo nhóm nghiên cứu, để phát triển bền vững nghề nấm và sản xuất nấm Hoàng đế, cần đảm bảo nguồn cung giống nấm ổn định bằng cách sử dụng quy trình nhân giống dạng dịch thể, giúp giảm giá thành và tiết kiệm thời gian nhân giống.

Cần kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu nuôi trồng nấm và đa dạng hóa nguồn nguyên liệu trên phế phẩm nông nghiệp, để không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Cuối cùng, cần chú trọng đến vấn đề bảo quản sau thu hoạch bằng cách chế biến nấm thành nhiều sản phẩm khác nhau, như dịch chiết, bột nghiền, mứt nấm, ruốc nấm, giò nấm và nấm muối, giúp kéo dài thời gian bảo quản, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh viên làm phao cứu hộ tự tìm vị trí người bị nạn

Sinh viên làm phao cứu hộ tự tìm vị trí người bị nạn

Hai sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) chế tạo phao cứu hộ tự tìm người bị nạn bằng giao tiếp giữa phao và vòng đeo tay sử dụng công nghệ GPS.

Đăng ngày: 23/10/2023
Kỳ lạ nông dân Trung Quốc cứ trồng lạc là giẫm chân lên cây, chuyên gia: Mẹo hay nên làm!

Kỳ lạ nông dân Trung Quốc cứ trồng lạc là giẫm chân lên cây, chuyên gia: Mẹo hay nên làm!

Hóa ra, việc giẫm lên cây lạc không gây hại như nhiều người vẫn tưởng.

Đăng ngày: 22/10/2023
Lotus Sleep - Tấm phim ngậm giúp ngủ ngon

Lotus Sleep - Tấm phim ngậm giúp ngủ ngon

Sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ Lotus Sleep có dạng tấm phim mỏng, người dùng chỉ cần tách phim khỏi vỏ, đặt vào lưỡi và ngậm cho đến khi tan hết

Đăng ngày: 19/10/2023
Các nhà khoa học Nga tạo ra gốm sứ chịu nhiệt từ vỏ bưởi

Các nhà khoa học Nga tạo ra gốm sứ chịu nhiệt từ vỏ bưởi

Công nghệ sản xuất gốm chịu lửa từ Titanium carbide sử dụng sản phẩm phân hủy chất thải công nghiệp thực phẩm ở nhiệt độ cao là thành quả phát triển của các chuyên gia từ Đại học Bách khoa Tomsk.

Đăng ngày: 18/10/2023
Nhà bị ngập, xử lý ra sao để không bị điện giật và hư hại thiết bị điện?

Nhà bị ngập, xử lý ra sao để không bị điện giật và hư hại thiết bị điện?

Miền Trung đang đối mặt với mưa kéo dài, nhiều khu vực được cảnh báo nguy cơ ngập úng, lũ quét, sạt lở.

Đăng ngày: 14/10/2023
Phương pháp mới hứa hẹn bước tiến trong sản xuất ure

Phương pháp mới hứa hẹn bước tiến trong sản xuất ure

Các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Queensland (QUT) mới đây đã khám phá ra phương pháp mới nhằm sản xuất ure ở nhiệt độ phòng mà không cần tốn nhiều năng lượng.

Đăng ngày: 05/10/2023
Phương pháp khử mặn nước lập kỷ lục về tốc độ bay hơi

Phương pháp khử mặn nước lập kỷ lục về tốc độ bay hơi

Các nhà khoa học Trung Quốc phát triển phương pháp khử mặn nước hiệu quả thông qua quá trình bay hơi bằng năng lượng mặt trời.

Đăng ngày: 03/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News