Nấm ma túy gây ảo giác cho người dùng như thế nào?

Người dùng "nấm ảo giác" thường bị ảo thị, hoang tưởng mình bị hại nên có hành vi tấn công người khác.

Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần TP HCM cho biết "nấm ảo giác" còn gọi là "nấm ma thuật" hay "nấm thần", nấm Psilocybe, tên khoa học Psilocybe pelliculosa, mọc ở nhiều nơi trên thế giới. Có đến 200 loại nấm khác nhau thuộc họ này chứa chất Psilocybe với hàm lượng khác nhau nên mức độ gây độc, ảo giác cũng khác nhau.

"Có loại ăn cả một tai nấm chưa nguy hiểm tính mạng nhưng có loại chỉ cần một lượng nhỏ đã có thể chết người", bác sĩ Hiển nói.


Loại nấm có chứa tiền chất ma túy được đóng túi đưa về Việt Nam. (Ảnh: Bảo Ngọc).

Ngày nay khoa học đã biết có nhiều loại nấm độc có chứa chất gây ảo giác như nấm cựa gà chứa chất ergotamine, được điều chế thành chất gây nghiện Lysergic Axit Diethylamide (LSD), là một chất gây ảo giác cực mạnh. Giới khảo cổ học nghiên cứu các bức điêu khắc trong nhiều hang động cho thấy những loại nấm ma thuật này được sử dụng trong thời tiền sử tại các nghi lễ mang tính tôn giáo.

Năm 1959, nhà hóa học người Thụy Sĩ Albert Hofmann đã phân lập được hoạt chất psilocybin từ nấm ma thuật. Ông cũng chính là người tìm ra LSD từ nấm cựa gà. Cả hai chất này được sử dụng thử nghiệm trong y học một thời gian ngắn nhưng sau đó bị cấm vào năm 1965 bởi một công ước quốc tế.

Theo bác sĩ Hiển, hoạt chất có trong nấm khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành chất tác động lên não bộ và gây ảo giác, thường là ảo thị, hoang tưởng, hay có hoang tưởng bị hại. Tình trạng này rất nguy hiểm bởi người sử dụng nấm có hành vi tấn công người khác do nghĩ mình bị hại.

Hoạt chất psilocin cũng tác động trên hệ thần kinh tự chủ, gây các rối loạn về huyết động như tăng hoặc giảm nhịp tim, tăng giảm huyết áp tùy thuộc vào liều sử dụng, giãn đồng tử, tăng thân nhiệt, đổ mồ hôi, buồn nôn, nôn... Các triệu chứng này xuất hiện khi dùng quá liều và là nguyên nhân dẫn đến tử vong.


Mỗi nhánh nấm được bán với giá 300.000-500.000 đồng. (Ảnh: Bảo Ngọc).

Hai chất LSD và psilocybin, psilocin đã được đưa vào danh mục cấm tại Việt Nam từ năm 1995. Hai chất gây ảo giác này không mới trên thế giới song chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam. Hiện Bệnh viện Tâm thần TP HCM chưa tiếp nhận bệnh nhân nào bị ảo thị hay loạn thần bởi nấm ma thuật.

Bác sĩ Hiển khuyến cáo, dấu hiệu nhận biết người có sử dụng nấm ma thuật là: tình trạng ảo thị, cặp mắt lờ đờ trắng dã do đồng tử giãn. Người dùng nấm ở trong trạng thái bị kích thích, do đây là loại ma túy kích thích thần kinh, vật vã, vã mồ hôi, nôn ói do rối loạn nhịp tim, huyết áp và thường mất ngủ. Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, chỉ chữa giống như các trường hợp nghiện đá.

"Phụ huynh cần quan sát các biểu hiện bất thường của con em để phát hiện sớm việc dùng nấm, nhất là tình trạng mất ngủ vì các loại ma túy mới đều gây mất ngủ", bác sĩ Hiển cho hay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 31/03/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News