Nạn săn bắt tê giác gia tăng ở châu Á, châu Phi

Báo cáo mới nhất của TRAFFIC (mạng lưới kiểm soát việc buôn bán các loài hoang dã) và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho hay, nạn săn bắt tê giác đang gia tăng trên toàn thế giới. 

Thông báo khẩn này, được WWF (Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên) đưa ra ngày 3/12.

Theo đó, tình trạng buôn bán gia tăng xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác ở châu Á và trở nên nghiêm trọng hơn khi hoạt động săn thú ngày càng tinh vi.

Báo cáo cũng đưa ra những lo ngại liên quan đến việc số lượng tê giác ít ỏi lại ngày càng giảm đi, cũng như tình trạng không ổn định của một số quần thể loài tê giác Sumatran và tê giác Gia va ở các nước Malaysia, Indonesia và Việt Nam.

"Các quốc gia này cần gia tăng nỗ lực nhằm đánh giá tốt hơn hiện trạng của các quần thể tê giác của nước mình, tăng cường các nỗ lực thực thi pháp luật tại hiện trường - ngăn chặn sự xâm phạm hay thay đổi lãnh thổ sinh sống của tê giác… nhằm đảm bảo tăng thêm số tê giác Sumatran và Gia va ít ỏi còn lại", tiến sĩ Bibhab Kumar Talukdar, Trưởng Nhóm chuyên gia Tê giác châu Á IUCN/SSC nói.

Báo cáo cũng cho hay, từ năm 2006, 95% các vụ săn bắt tê giác là xảy ra ở Zimbabwe và Nam Phi.

Hiện, bản báo cáo đã được trình lên Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) trước kỳ họp thứ 15 của Hội nghị các nước thành viên Công ước CITES (Công ước về buôn bán quốc tế những loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa, diễn ra vào tháng ba tới), trong đó ghi rõ sự suy giảm hiệu quả của việc thực thi pháp luật và sự gia tăng cường độ săn bắt động vật hoang dã ở châu Phi.

Hầu hết sừng tê giác bị đưa ra khỏi khu vực châu Phi được chuyển đến thị trường thuốc y học cổ truyền ở Đông Nam Á, Đông Á, đặc biệt ở Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, báo cáo cũng thể hiện mối lo ngại về tình trạng chỉ còn một quần thể tê giác Gia va duy nhất ở Việt Nam.

Bản báo cáo do Nhóm chuyên gia Tê giác của IUCN và TRAFFIC thực hiện với sự ủy quyền của CITES. Công tác thu thập số liệu và viết báo cáo do WWF và các đối tác tài trợ một phần./.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News