Nắng nóng kỷ lục ở Ấn Độ, chim đang bay cũng phải rơi xuống đất

Lực lượng cứu hộ ở Gujarat (miền tây Ấn Độ) tìm thấy những con chim bị rơi từ trên trời xuống mỗi ngày do kiệt sức và mất nước khi đợt nắng nóng gay gắt tiếp tục trong tháng thứ ba, mức thủy ngân lại tăng thêm trong tuần này.


Một nhân viên chăm sóc ở Ahemdabad cho con vẹt đuôi dài uống vitamin tổng hợp sau khi phát hiện nó bị mất nước do sóng nhiệt. (Ảnh: Reuters/Amit Dave)

Ở bang phía tây Gujarat, nhiệt độ dao động trên 40 độ C trong nhiều tuần nay và có thể chạm mức 46 độ C, những người cứu hộ nơi đây bắt gặp những con chim từ trên trời rơi xuống mỗi ngày. Cho đến nay, tác động của nhiệt độ nóng quá mức đối với động vật vẫn chưa được chú trọng.

Theo các nhân viên cứu hộ làm việc tại một bệnh viện dành cho động vật do tổ chức phi lợi nhuận Jivdaya Charity Trust quản lý ở Gujarat, điều kiện của những động vật trong mùa nắng nóng năm nay đã xấu đi đáng kể.


Một người phụ trách bệnh viện cho một con dơi cáo bay Ấn Độ ăn tại Quỹ từ thiện Jivdaya ở Ahmedabad, ngày 3/5/2022. (Ảnh: Getty Image)

Manoj Bhavsar, người làm việc chặt chẽ với quỹ tín thác và đã cứu hộ các loài chim trong hơn một thập kỷ, nói với Reuters: “Số lượng các loài chim cần được cứu hộ mà chúng tôi đã chứng kiến ​​đã tăng lên 10%. Các nhà hoạt động đã nhặt những con chim này và đưa chúng đến bệnh viện do ủy thác điều hành để chăm sóc ngay lập tức. Chúng được bơm nước vào miệng bằng ống tiêm và cho ăn viên vitamin".


Bác sĩ thú y bón thuốc cho một con đại bàng ở Ahmedabad. (Ảnh: Reuters/Amit Dave)

Các đợt nắng nóng khắc nghiệt (hay còn gọi là sóng nhiệt) đã bắt đầu sớm hơn nhiều ở Ấn Độ và Pakistan trong năm nay, với đợt đợt đầu tiên được ghi nhận vào đầu tháng Ba. Mặc dù sự thay đổi mô hình sóng nhiệt ngày càng mạnh và kéo dài do một số lý do, nhưng nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng thời tiết khắc nghiệt này là do biến đổi khí hậu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News