Não bộ càng lớn, khả năng phản xạ của động vật ăn thịt càng giỏi

Các loài ăn thịt có bộ não lớn hơn tương đồng với kích thước cơ thể sẽ có khả năng phản xạ, xử lý các tình huống tốt hơn.

Trong một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences ngày 25/1, các nhà khoa học của Đại học Wyoming, Mỹ, đã tiến hành một thí nghiệm lớn, phân tích khả năng phản xạ, xử lý tình huống của 140 con thú thuộc 39 loài động vật có vú ăn thịt sống tại 9 khu bảo tồn khác nhau của Mỹ.

Những con thú này có 30 phút để lấy thức ăn ra khỏi một hộp bằng kim loại được chốt lại. Kích thước của hộp cũng như loại thức ăn trong đó thay đổi phù hợp với kích cỡ cũng như khẩu vị của con vật.


Gấu xám săn bắt cá hồi. (Nguồn: Telegraph).

Các loài động vật được nghiên cứu rất đa dạng từ gấu Bắc Cực, cáo trắng Bắc cực, hổ, rái cá, sói, linh cẩu khoang đến một số loài thú hiếm như cầy mực, báo tuyết và chồn chân ngắn.

Kết quả cho thấy 35% số động vật này, tức 49 cá thể thuộc 23 loài hoàn thành nhiệm vụ, trong đó loài gấu có kết quả tốt nhất khi chỉ mất 70% thời gian cho phép, ngược lại, loài cầy vằn bụng đỏ và cầy mangut không có cá thể nào lấy được đồ ăn.

Với kết quả này, các nhà khoa học kết luận, các giống loài có bộ não lớn hơn tương ứng với kích thước cơ thể giỏi phản xạ với các tình huống hơn các loài có não nhỏ hơn.

Nghiên cứu này đưa ra một quan điểm hiếm hoi về khả năng phản xạ, xử lý tình huống của các loài động vật ăn thịt.

Kết quả này là sự ủng hộ quan trọng cho giả thuyết kích thước bộ não thể hiện khả năng phản xạ, xử lý tình huống của động vật cũng như nâng cao sự hiểu biết về lý do một số loài lại tiến hóa với bộ não lớn hơn.

Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng cho thấy một kết luận thú vị, những loài có kích thước cơ thể lớn hơn lại có tỷ lệ thành công thấp hơn những loài có kích thước bé. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng sự linh hoạt của các chi hay việc sống theo bầy đàn không giúp cải thiện khả năng phản xạ, xử lý tình huống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 29/04/2025
Thói quen ngủ lạ thường của các loài động vật

Thói quen ngủ lạ thường của các loài động vật

Nhiều loài động vật tập tính ngủ độc đáo như ngủ đứng, ngủ trong khi bơi hoặc không ngủ suốt vòng đời.

Đăng ngày: 29/04/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Chúng ta biết rằng ếch vốn là động vật lưỡng cư, có thể thở qua phổi và da. Nhưng lúc còn là nòng nọc chúng lại sống hoàn toàn dưới nước.

Đăng ngày: 23/04/2025
10 con vật có hình dáng kỳ lạ nhất thế giới

10 con vật có hình dáng kỳ lạ nhất thế giới

Thế giới động vật luôn phong phú và đa dạng với rất nhiều loài vật khác nhau. Dưới đây là 10 con vật được cho là có ngoại hình kỳ lạ nhất.

Đăng ngày: 22/04/2025
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News