Não người biến thành thủy tinh khi núi lửa phun trào gần Napoli
Các nhà khoa học phát hiện những mảnh vỡ bị thủy tinh hóa trong sọ người gây ra bởi sức nóng 520 độ C trong thảm họa núi lửa ở châu Âu vào năm AD79.
Khi núi Vesuvius phun trào vào năm AD79 (A.D. là viết tắt của Anno Domini, tiếng Latin là năm của Chúa chúng ta, có nghĩa là số năm kể từ khi Chúa Jesus Christ ra đời), thiệt hại xảy ra ở các thị trấn gần đó rất thảm khốc. Có vẻ như sức nóng quá lớn đã biến não của một nạn nhân thành thủy tinh.
Các chuyên gia cho biết họ đã phát hiện các mảnh vỡ của một vật liệu đen, sáng bóng được tìm thấy bên trong hộp sọ của nạn nhân tại Herculaneum dường như là phần còn lại của mô não người bị biến đổi bởi nhiệt.
Mảnh não đông lạnh. (Ảnh: Bác sĩ Pier Paolo Petrone/Tạp chí Y học New England).
Họ nói rằng phát hiện này rất đáng chú ý vì mô não hiếm khi được bảo tồn hoàn toàn do sự phân hủy và nó thường chuyển thành xà phòng ở nơi được tìm thấy.
"Đến nay, bộ não bị thủy tinh hóa chưa bao giờ được tìm thấy", Giáo sư Pier Paolo Petrone, nhà nhân chủng học pháp y tại Đại học Naples Federico II và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.
Viết trên Tạp chí Y học New England, Petrone và các đồng nghiệp tiết lộ rằng bộ não thủy tinh thuộc về một người đàn ông khoảng 25 tuổi được tìm thấy vào những năm 1960 nằm úp mặt trên một chiếc giường gỗ dưới đống tro núi lửa - một tư thế gợi ý anh ta đang ngủ say thì thảm họa ập đến thị trấn.
Khu khảo cổ Herculaneum ở Ercolano, gần Napoli. (Ảnh: AFP/Getty).
Petrone cho biết gần đây khi ông tập trung nghiên cứu về hài cốt người được tìm thấy tại trường đại học, ông đã nhận thấy những mảnh màu đen trong hộp sọ của người này.
"Tôi nhận thấy thứ gì đó tỏa sáng bên trong đầu. Vật liệu này được bảo quản trong hộp sọ nạn nhân, do đó nó phải là phần còn lại của bộ não", ông nói với Guardian.
"Việc phát hiện vật liệu thủy tinh từ đầu nạn nhân, các protein biểu hiện trong não người và các axit béo có trong tóc người cho thấy sự bảo tồn nhiệt của mô não người bị thủy tinh hóa", nhóm nghiên cứu viết.
Vesuvius là ngọn núi lửa hoạt động duy nhất ở lục địa châu Âu. (Ảnh: Getty).
Phân tích gỗ cháy tại địa điểm cho thấy nó đã trải qua nhiệt độ lên tới 520 độ C trong thảm họa. Điều này cho thấy sức nóng bức xạ cực cao có thể đốt cháy mỡ cơ thể và làm bốc hơi các mô mềm, sau đó nhiệt độ lại giảm nhanh.
Ông Petrone nói rằng những phát hiện này nêu bật lên rằng cách duy nhất để sống sót sau một vụ phun trào như của AD79 là chạy trốn vì ngay cả khi ẩn náu trong các tòa nhà, mọi người sẽ chết ngay lập tức do nhiệt độ cao.
Các mô hình thạch cao của các nạn nhân vụ phun trào núi lửa Vesuvius, đã phá hủy thành phố La Mã của Pompeii vào năm 1979. (Ảnh: Reuters).

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?
Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá
Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium
Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?
Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.
