NASA bắt đầu khởi động thí nghiệm quan trọng nhất đối với du hành vũ trụ

Du hành vũ trụ đang cần đến những thí nghiệm mang tính chất đột phá, nhằm đảm bảo an toàn cho các phi hành gia.

Hành trình du hành vũ trụ của nhân loại đang dần bước sang trang sử mới. Giờ đây, việc đưa con người ra ngoài không gian đã không còn xa lạ nữa, và chúng ta đang hướng đến những chuyến du hành dài hơn, xa hơn. Trong đó, mục tiêu gần nhất ở thời điểm hiện tại là chuyến du hành chinh phục sao Hỏa.

Nhưng khi con người ở quá lâu ngoài vũ trụ, một số hiệu ứng khó kiểm soát có thể xảy ra. Vậy nên mới đây, NASA quyết định khởi động một trong những thí nghiệm quan trọng nhất trong du hành không gian, nhằm kiểm chứng tác động của vi khuẩn đến con người ngoài vũ trụ có gì thay đổi.

NASA bắt đầu khởi động thí nghiệm quan trọng nhất đối với du hành vũ trụ
NASA phóng vệ tinh tự động EcAMSat.

Cụ thể, NASA đã phóng một mẫu vi khuẩn E. Coli ra ngoài vũ trụ từ trạm vũ trụ ISS, thông qua vệ tinh tự động EcAMSat. Họ tin rằng trong môi trường vi trọng lực, khả năng kháng thuốc của vi khuẩn sẽ mạnh hơn, và điều đó gây nguy hiểm cho con người.

"Nếu khả năng kháng thuốc mạnh hơn trong môi trường vi trọng lực thì khoa học sẽ thay đổi được điều đó, vì chúng ta biết thứ chịu trách nhiệm cho điều này là gene di truyền, và chúng ta có thể tái lập trình lại gene cho phù hợp" - trích lời A. C. Matin, chuyên gia từ ĐH Standford (Mỹ).

"Nếu thực sự nghiêm túc muốn thám hiểm vũ trụ, chúng ta cần biết tác động của môi trường vi trọng lực đến các hệ thống bên trong cơ thể người".

NASA bắt đầu khởi động thí nghiệm quan trọng nhất đối với du hành vũ trụ
Module tự động trong EcAMSat.

Được biết, dòng E. coli dùng trong thí nghiệm có thể gây nhiễm trùng đường tiểu - một trong những nguy cơ hiển hiện đối với các phi hành gia. Theo Matin, vi khuẩn ở ngoài vũ trụ sẽ phải chịu đựng áp lực rất lớn. Áp lực này vô tình sẽ kích hoạt khả năng tự vệ của vi khuẩn, khiến các loại thuốc kháng sinh khó lòng phát huy hiệu quả.

Tại Trái đất, vi khuẩn cũng hình thành kháng thể dựa trên quá trình chọn lọc tự nhiên khi tiếp xúc với kháng sinh, chỉ khác là với tốc độ chậm hơn. Vậy nên nếu biết được quá trình kháng thuốc của E. coli trong vũ trụ, chúng ta sẽ hiểu hơn về đồng loại của chúng trên Trái đất, để rồi đưa ra những phương pháp chữa trị hiệu quả hơn.

Để thực hiện thí nghiệm, các chuyên gia sử dụng vệ tinh EcAMSat - một vệ tinh tự động, có thể tự thực hiện thí nghiệm mà không cần đến sự can thiệp của con người. EcAMSat sẽ được đưa vào quỹ đạo từ ISS.

"Để hiểu những ảnh hưởng đến sức khỏe của con người do môi trường vi trọng lực và bức xạ từ Mặt trời sẽ phải cần đến những kiến thức rộng hơn" - trích lời Stevan Spremo, quản lý dự án từ NASA.

"Những kiến thức thí nghiệm này mang lại sẽ là một cột mốc quan trọng, giúp trả lời nhiều câu hỏi cần thiết cho tương lai".

"Các cảm biến và công nghệ trong EcAMSat giúp NASA phát triển thêm những phương pháp xác định sự sống ở những địa điểm xa hơn, như Enceladus hoặc Europa".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xôn xao nguồn lạ phát ra sóng hấp dẫn trong vũ trụ

Xôn xao nguồn lạ phát ra sóng hấp dẫn trong vũ trụ

Một nguồn lạ phát ra sóng hấp dẫn trong vũ trụ nhận được sự quan tâm của giới khoa học.

Đăng ngày: 27/11/2017
Tìm hiểu về quốc gia vũ trụ Asgardia

Tìm hiểu về quốc gia vũ trụ Asgardia

Được đặt theo tên của một thành phố thần thoại Bắc Âu, Asgardia mở cửa cho tất cả cư dân trên Trái đất và hoàn toàn miễn phí.

Đăng ngày: 27/11/2017
Phát hiện UFO màu trắng quay quanh Trái Đất hàng ngàn năm qua?

Phát hiện UFO màu trắng quay quanh Trái Đất hàng ngàn năm qua?

Theo Mirror, các thợ săn UFO (vật thể bay không xác định) vừa khơi lại một đoạn video được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đăng tải trên YouTube chính thức của mình nhiều năm trước.

Đăng ngày: 26/11/2017
Hiện tượng bầu trời Đông Á đỏ rực suốt 9 ngày năm 1770

Hiện tượng bầu trời Đông Á đỏ rực suốt 9 ngày năm 1770

Năm 1770, khu vực Đông Á gồm một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên và bờ biển phía đông Trung Quốc xảy ra hiện tượng bầu trời bị nhuộm đỏ kéo dài suốt nhiều ngày.

Đăng ngày: 24/11/2017
Thủ phạm có thể gây ra tia vũ trụ bắn phá Trái đất

Thủ phạm có thể gây ra tia vũ trụ bắn phá Trái đất

Hố đen có thể xé xác sao lùn trắng, tạo ra tia vũ trụ năng lượng cao và các hạt neutrino lao về phía Trái Đất.

Đăng ngày: 24/11/2017
Phát hiện thiên hà xoắn ốc cổ xưa nhất vũ trụ

Phát hiện thiên hà xoắn ốc cổ xưa nhất vũ trụ

Đây là thiên hà cổ xưa nhất từng được phát hiện, hình thành chỉ 2,6 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang. Kết quả nghiên cứu được công bố trên thư viện trực tuyến của Đại học Cornell, Mỹ, hôm 30/10.

Đăng ngày: 23/11/2017
Lý thuyết mới về sự hình thành Mặt trăng

Lý thuyết mới về sự hình thành Mặt trăng

Bạn đã bao giờ nhìn lên Mặt trăng và tự hỏi,

Đăng ngày: 23/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News