NASA bắt liên lạc với Lunokhod 1 của Liên Xô
Xe bộ hành thăm dò Mặt trăng của Liên Xô, Lunokhod 1 đã được NASA tìm thấy và ngạc nhiên hơn cả, cơ quan này có thể "nói chuyện" với nó, sau 40 năm im lặng.
Ngày 17/11/1970, tàu vũ trụ Luna 17 của Liên Xô đã “gửi” xe bộ hành Lunokhod 1 lên bề mặt Mặt trăng. 11 tháng sau đó, dưới sự điều khiển của một nhóm kỹ thuật viên ở Moscow, Lunokhod đã khám phá được 12 km trên bề mặt Mặt trăng, gửi về Trái đất nhiều dữ liệu. Đây được coi là một trong những thành công lớn nhất của chương trình thám hiểm Mặt trăng của Liên Xô. Tuy nhiên, sau đó, Lunokhod 1 bỗng dưng biến mất. Nó không bị “bắt cóc” hay gặp tai nạn mà chỉ ngừng truyền thông tin.
![]() |
Máy thăm dò Mặt trăng Lunokhod 1 cách đây 40 năm, từng là niềm tự hào của công nghệ vũ trụ Liên Xô. |
NASA từng nỗ lực định vị Lunokhod 1. Phải đến đầu năm 2010, tọa độ chính xác mới được xác định. Điều đáng ngạc nhiên là chiếc xe bộ hành này đã bắt được tín hiệu của NASA và gửi tín hiệu phản hồi tới đài quan sát một cách rõ ràng và sắc nét.
Sau khi Lunokhod 1 được đưa lên Mặt trăng, Lunokhod 2 cũng tiếp bước vào năm 1973. Chiếc máy thăm dò thứ hai này vẫn thường xuyên gửi dữ liệu cho các nghiên cứu trên Trái đất. So với đàn em, Lunokhod 1 gửi về những tín hiệu mạnh mẽ hơn.
“Tín hiệu tốt nhất mà chúng tôi nhận được từ Lunokhod 2 trong 7 năm hoạt động là 750 photon nhưng chúng tôi lại nhận được những 2.000 photon từ Lunokhod 1 sau khi bắt liên lạc lại với máy thăm dò này. Có vẻ như Lunokhod 1 có rất nhiều điều muốn nói sau 40 năm im lặng”, Tom Murphy, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Trường hợp của Lunokhod 1 sẽ được NASA nghiên cứu, tìm hiểu để tăng hiệu quả của các máy thăm dò. Thông thường, các máy thăm dò hoạt động yếu đi sau khoảng 10 năm được đưa lên Mặt trăng.
Nguồn: Gizmag
Loading...
TIN CŨ HƠN

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế
Đăng ngày: 28/03/2025

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
Đăng ngày: 22/03/2025

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
Đăng ngày: 22/03/2025

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
Đăng ngày: 06/03/2025

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
Đăng ngày: 03/03/2025

Ngôi sao còn già hơn vũ trụ
Trong một phát hiện khiến nhiều người ngạc nhiên, ngôi sao già nhất lại có tuổi đời còn lâu hơn cả vũ trụ. Sao HD 140283, hay còn gọi là sao Methuselah, không hề xa lạ với các nhà thiên văn học Trái đất.
Đăng ngày: 03/03/2025

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
Đăng ngày: 01/03/2025
Tiêu điểm