NASA chọn nữ phi hành gia da màu đầu tiên lên Trạm vũ trụ
Cô Epps sẽ tham gia cùng nữ phi hành gia kỳ cựu Sunita Williams và nam phi hành gia Josh Cassada của NASA trong chuyến thám hiểm vũ trụ kéo dài sáu tháng.
Đây sẽ là chuyến bay đầu tiên dành cho nữ phi hành gia Epps, người đã lấy bằng cử nhân vật lý năm 1992 tại trường Cao đẳng LeMoyne ở quê hương cô là thành phố Syracuse, bang New York. Cô đã hoàn thành bằng thạc sĩ khoa học năm 1994 và bằng Tiến sĩ kỹ thuật hàng không vũ trụ năm 2000, đều tại Đại học Maryland, College Park.
Trong khi lấy bằng tiến sĩ, Epps là thành viên Dự án Nghiên cứu sinh viên sau đại học của NASA, là tác giả của một số bài báo trên tạp chí và trình bày tại hội nghị về nghiên cứu của cô.
Jeanette Epps, nữ phi hành gia da màu đầu tiên được NASA chọn lựa để tham gia các hoạt động trên Trạm vũ trụ. (Ảnh: NASA).
Sau khi hoàn thành chương trình cao học, cô đã làm việc trong một phòng thí nghiệm nghiên cứu trong hơn hai năm, đồng tác giả của một số bằng sáng chế, trước khi được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tuyển dụng.
Cô đã trải qua bảy năm với tư cách là nhân viên tình báo kỹ thuật của CIA trước khi được lựa chọn làm thành viên của lớp phi hành gia vào năm 2009.
Vào tháng 8/2018, NASA đã quyết định giao nhiệm vụ cho hai phi hành gia Williams và Cassada thực hiện sứ mệnh Starliner-1. Chuyến bay vũ trụ này sẽ là chuyến đầu tiên dành cho nam phi hành gia Cassada và chuyến thứ ba của Williams, người đã từng sống trên trạm vũ trụ trong thời gian dài.
Phi hành gia Sunita Williams và Josh Cassada được NASA chọn tham gia chuyến bay đầu tiên lên Trạm vũ trụ quốc tế trên tàu vũ trụ của Boeing. (Ảnh: NASA).
NASA đang làm việc với các công ty hàng không vũ trụ Mỹ để phát triển các chuyến bay chở phi hành đoàn thương mại lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp và lên Trạm vũ trụ.
Trong gần 20 năm, Trạm vũ trụ quốc tế đã đóng vai trò là một thử nghiệm quan trọng để NASA hiểu và vượt qua những thách thức của chuyến bay trong thời gian dài. Khi các công ty thương mại tập trung vào việc cung cấp dịch vụ vận chuyển con người lên quỹ đạo và trở về Trái đất, NASA sẽ tập trung vào việc chế tạo tàu vũ trụ và tên lửa cho các sứ mệnh không gian sâu.

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Vết nứt của vũ trụ trông như thế nào?
Vũ trụ có thể tồn tại những "vết nứt", là hệ quả từ vụ nổ Big Bang.
