NASA có thể xây đường ống dẫn oxy trên Mặt trăng

NASA đang xem xét sử dụng một đường ống oxy để vận chuyển oxy hiệu quả đến nhiều địa điểm khác nhau xung quanh cực nam Mặt trăng trong nhiệm vụ Artemis sắp tới.

Peter Curreri, giám đốc khoa học ở công ty Lunar Resources Inc, mô tả chi tiết những vấn đề với kế hoạch vận chuyển oxy bằng robot tự hành hiện nay của NASA. Curreri nộp đề xuất cho chương trình Innovative Advanced Concepts (NIAC) do NASA thực hiện. Nhóm của ông nằm trong 14 đội nghiên cứu được cấp kinh phí 175.000 USD để phát triển ý tưởng, Interesting Engineering hôm 17/1 đưa tin.

NASA có thể xây đường ống dẫn oxy trên Mặt trăng
Mô phỏng đường ống dẫn oxy trên bề mặt Mặt trăng. (Ảnh: Peter Curreri).

Đường ống Mặt trăng trong đề xuất có tên gọi chính thức là Lunar South Pole Oxygen Pipeline (LSPOP), nối liền với trung tâm khai thác băng của NASA ở cực nam Mặt trăng. Cả NASA, Trung Quốc và Nga đều nhắm vào khu vực này do chứa lượng lớn băng và nhiều tài nguyên khác ngay dưới bề mặt. Băng đó sẽ tạo thành một phần chủ chốt trong kế hoạch đưa con người tới Mặt trăng do có thể chắt lọc, biến đổi thành nước uống và oxy dùng để hít thở cũng như làm nhiên liệu tên lửa.

Trước đây, kế hoạch của NASA là lưu trữ băng trong bình chịu áp lực đông lạnh và vận chuyển bằng robot tự hành. Chúng sẽ cần chở băng tới khu vực gần xích đạo. Trong khi đó, ý tưởng đường ống Mặt trăng của Curreri sẽ cung cấp khả năng tiếp cận oxy thường xuyên cho những người định cư, giảm đáng kể chi phí gắn liền với vận chuyển. Khác với đường ống trên Trái Đất, rò rỉ trên Mặt trăng không gây ô nhiễm. Thay vào đó, oxy chỉ đơn giản thoát vào không gian do Mặt trăng không có khí quyển.

Theo Curreri, ý tưởng ban đầu là một đường ống dài 5 km để vận chuyển oxy từ một nguồn sản xuất, chẳng hạn như khu vực khai thác điện phân đất mặt nóng chảy (MRE) hoặc bất kỳ nguồn nào khác, tới nhà máy hóa lỏng hoặc lưu trữ oxy gần căn cứ Mặt trăng. Nếu NASA thông qua LSPOP cho nhiệm vụ Artemis, đường ống sẽ được sản xuất theo từng đoạn trên Mặt trăng trước khi lắp ghép hoàn chỉnh. Đường ống có thể được sản xuất từ nhôm, nguyên liệu vốn dồi dào ở cực nam.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trái đất lọt giữa một quái vật lớn gấp 20 lần

Trái đất lọt giữa một quái vật lớn gấp 20 lần "dải Ngân Hà"

Các nhà khoa học Mỹ vừa xác định được 208 vật thể khác thường, cho thấy thứ Trái Đất thuộc về không phải chỉ là dải Ngân Hà mà là một quái vật trong thế giới thiên hà với tầm vóc không tưởng.

Đăng ngày: 18/01/2023
Tia sáng lạ xé toạc bầu trời: Thứ

Tia sáng lạ xé toạc bầu trời: Thứ "không thể tồn tại" đã ra đời trong vũ trụ

Hai vụ bùng nổ tia gamma rực rỡ mới được ghi nhận bởi người Trái Đất đã cung cấp bằng chứng cho tồn tại của một loại vật thể vũ trụ trong truyền thuyết, từng được cho là không thể tồn tại.

Đăng ngày: 18/01/2023
Trung Quốc thử nghiệm nhân giống cây trồng trên vũ trụ

Trung Quốc thử nghiệm nhân giống cây trồng trên vũ trụ

Mục đích của nghiên cứu là để xác định xem có thể sử dụng các loài cây này để tạo ra nguồn thực phẩm tự nhiên trong tương lai, và có thể giúp cho việc sống tại trạm vũ trụ hay không.

Đăng ngày: 16/01/2023
20 kính thiên văn chói lòa vì

20 kính thiên văn chói lòa vì "quái vật vũ trụ" vượt thời gian 8,5 tỉ năm

Một trong những tia vũ trụ mạnh mẽ nhất đã được ghi nhận chi tiết bởi hệ thống kính thiên văn tại Trái đất.

Đăng ngày: 16/01/2023
NASA ghi lại hình ảnh hố đen

NASA ghi lại hình ảnh hố đen "ăn thịt" một ngôi sao

Dưới lực hút khủng khiếp từ hố đen, ngôi sao đã trải qua quá trình “mì ống hóa” bị kéo dãn và xé toạc ra trước khi bị nuốt chửng.

Đăng ngày: 16/01/2023
Tìm thấy những ngôi sao

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm

Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao " ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.

Đăng ngày: 15/01/2023
Ảnh rõ nét nhất về bề mặt Mặt trăng chụp từ Trái đất

Ảnh rõ nét nhất về bề mặt Mặt trăng chụp từ Trái đất

Các nhà nghiên cứu mới cho thấy ảnh Măt trăng chụp từ Trái đất có độ phân giải cực kỳ cao, ghi lại điểm hạ cánh của nhiệm vụ Apollo 15.

Đăng ngày: 14/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News