NASA công bố phát hiện mới từ tàu vũ trụ săn tìm sự sống
NASA sẽ chia sẻ phát hiện mới nhất từ kính viễn vọng vũ trụ Kepler chuyên săn ngoại hành tinh có khả năng chứa sự sống.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ tổ chức họp báo vào lúc 1h sáng ngày 15/12 theo giờ Việt Nam để công bố phát hiện mới từ kính viễn vọng vũ trụ chuyên tìm kiếm hành tinh có thể chứa sự sống Kepler, theo Space.com.
"Phát hiện này là kết quả từ quá trình các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ machine learning (máy học) từ Google. Machine learning là một cách tiếp cận trí tuệ nhân tạo và thể hiện phương pháp mới để phân tích dữ liệu của Kepler", NASA cho biết.
Phát hiện mới nhất từ kính viễn vọng vũ trụ của NASA là kết quả của phân tích sử dụng công nghệ machine learning. (Ảnh: NASA).
Các chuyên gia tham dự họp báo gồm: Paul Hertz, giám đốc ban Vật lý thiên văn ở trụ sở chính của NASA tại Washington; Christopher Shallue, kỹ sư phần mềm cao cấp ở Google AI tại Mountain View, California; Andrew Vanderburg, nhà thiên văn học kiêm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Đại học Texas, Austin; Jessie Dotson, nhà khoa học thuộc dự án Kepler tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA ở Moffett Field, California.
Kepler phát hiện các ngoại hành tinh bằng cách theo dõi độ mờ sáng khi hành tinh đi ngang qua phía trước ngôi sao chủ. Đây là thiết bị săn hành tinh đạt nhiều thành tựu nhất trong lịch sử. Tàu vũ trụ đã tìm thấy hơn 2.500 hành tinh được chính thức xác nhận, chiếm khoảng 70% số hành tinh đã biết, cùng với số lượng "ứng viên" hành tinh lớn không kém đang chờ xác nhận sau phân tích.
Đa số các phát hiện này đến từ những quan sát của tàu Kepler trong sứ mệnh đầu tiên kéo dài từ năm 2009 đến 2013. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu những bộ dữ liệu. Trong vài năm qua, họ sử dụng các kỹ thuật phân tích cải tiến để phát hiện nhiều ngoại hành tinh trong dữ liệu tàu Kepler thu thập cách đây 5 năm.
Sứ mệnh đầu tiên tập trung vào quan sát liên tục khoảng 150.000 ngôi sao của Kepler kết thúc vào tháng 5/2013, khi tàu vũ trụ mất bánh đà điều hướng thứ hai. Nhưng các chuyên gia điều khiển đã nhanh chóng tìm ra cách giữ cân bằng cho Kepler bằng áp lực ánh sáng Mặt Trời. Hiện nay con tàu đang thực hiện sứ mệnh thứ hai mang tên K2 nhằm tìm kiếm thêm các ngoại hành tinh và tiến hành một số quan sát khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.
