NASA đưa chuột vào không gian và kết quả thật bất ngờ
NASA - Cơ quan không gian Mỹ - đã mang chuột vào không gian thử nghiệm và kết quả đã khiến nhiều người bất ngờ.
Theo Bgr, trong tương lai không xa, NASA và các cơ quan nghiên cứu không gian khác trên thế giới sẽ bắt đầu đưa con người vào vũ trụ để thực hiện các nhiệm vụ chuyên sâu hơn nhắm vào các bí ẩn của hệ Mặt trời (trong các nhiệm vụ này, con người sẽ được đưa vào không gian trong khoảng thời gian lâu hơn những gì chúng ta đã biết trước đây). Nghĩa là những chuyến đi sẽ kéo dài, thời gian ở trong trạng thái không trọng lực của các phi hành gia sẽ lâu hơn và đây có thể là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề.
Nhờ Trạm vũ trụ quốc tế ISS, chúng ta biết khá nhiều về tác động của trọng lực thấp đối với cơ thể con người, nhưng NASA muốn tìm hiểu thêm. Cuối cùng, cơ quan này đã nghiên cứu cách các loài khác đối phó với tình trạng trọng lực thấp (hoặc không trọng lực), đặc biệt là đối với chuột. Kết quả, Cơ quan không gian Mỹ đã ghi nhận lại những hiện tượng hết sức thú vị về loài gặm nhấm này khi chúng được đưa vào không gian.
Những con chuột lảng vảng xung quanh, trôi dạt trong giới hạn nhỏ của chiếc lồng và cố hết sức để tìm ra lối thoát.
Như NASA giải thích trong một bài viết blog mới đây, các nhà khoa học đã gửi một mô-đun môi trường sống được thiết kế đặc biệt đến Trạm vũ trụ quốc tế cùng với một số con chuột. Mô đun này cho phép các nhà khoa học nghiên cứu hành vi của những con chuột từ Trái đất thông qua các video được quay lại trên Trạm không gian.
Theo hình ảnh từ các video, ban đầu những con chuột có vẻ không được thoải mái với thử nghiệm. Chúng lảng vảng xung quanh, trôi dạt trong giới hạn nhỏ của chiếc lồng và cố hết sức để tìm ra lối thoát (nhưng vô ích). Tuy nhiên, không bao lâu sau, những con chuột bắt đầu thích nghi với môi trường mới, thậm chí sử dụng sự thiếu trọng lực để tạo ra các lợi thế khi di chuyển trong khoang tàu vũ trụ.
Video vào ngày thứ 11 của thí nghiệm cho thấy những con chuột không chỉ đối phó với sự thay đổi trọng lực mà dường như còn đang tận hưởng nó. Một số con chuột được quan sát thấy chạy vòng quanh các bức tường giống như khi những con hamster chạy quanh các bánh xe trong lồng nuôi.
Các nhà nghiên cứu của NASA muốn xem liệu những con chuột có tiếp tục thực hiện các hoạt động tương tự mà chúng hay thực hiện ở Trái đất hay không. Nghiên cứu cho thấy những con chuột vẫn giữ nguyên các thói quen của chúng, bao gồm tự chải chuốt và ăn khi đói.
Những nghiên cứu như thế này có thể giúp NASA chuẩn bị tốt hơn cho các sứ mệnh trong tương lai tới sao Hỏa và hơn thế nữa (bằng cách làm rõ những loại thay đổi hành vi và sinh học nào có thể xảy ra ở động vật có vú khi tiếp xúc thời gian dài với trạng thái không trọng lực).

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
