NASA hoãn phóng tàu vũ trụ Starliner có người lái

Trước khi quyết định hoãn phóng tàu vũ trụ Starliner được đưa ra, các phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams đã ngồi sẵn trên ghế lái.

Kế hoạch lần đầu tiên phóng tàu vũ trụ Starliner có người lái lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS)  của Mỹ đã không thể diễn ra như kỳ vọng.

Hai giờ trước thời điểm phóng theo kế hoạch, Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo đã phát hiện một vấn đề mới có thể ảnh hưởng đến an toàn của chuyến bay, do đó phải hoãn phóng tàu.


Tàu vũ trụ Starliner - (Ảnh tư liệu: NASA).

Bài đăng của giám đốc NASA Bill Nelson trên nền tảng X nêu rõ: "Không thể thực hiện vụ phóng vào tối nay. Như tôi đã nói trước đây, ưu tiên hàng đầu của NASA là an toàn. Chúng tôi sẽ khởi hành khi mọi khâu đã sẵn sàng".

Trước khi quyết định trên được đưa ra, các phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams đã ngồi sẵn trên ghế lái.

Theo kế hoạch, tàu vũ trụ Starliner sẽ được phóng từ Mũi Canaveral vào 22h34 ngày 6-5 theo giờ địa phương (tức 9h34 ngày 7-5 theo giờ Việt Nam), bằng tên lửa đẩy Atlas V do United Launch Alliance - công ty liên doanh giữa Boeing và Lockheed Martin, chế tạo. Khi tàu Starliner đi vào vũ trụ, hai nhà du hành sẽ thử nghiệm điều khiển tàu bằng tay.

Đây sẽ là lần thử nghiệm cuối cùng trước khi Starliner chính thức đảm nhận việc vận chuyển phi hành gia cho NASA. Bà Dana Weigel - giám đốc chương trình ISS của NASA - nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cơ quan này có lựa chọn thứ 2 về phương tiện đưa con người vào không gian, ngoài tàu Dragon của SpaceX. Do đó, chuyến bay này được coi là cột mốc quan trọng đối với cả Boeing và NASA.

Vụ phóng một lần nữa bị hoãn do các kỹ sư NASA cho rằng họ cần thêm thời gian để điều tra các chỉ số bất thường từ van xả oxy trên tầng thứ hai của tên lửa đẩy.

Trước đó, nhiều cuộc thử nghiệm Starliner đã không thành công. Trong chuyến bay thử nghiệm không người lái đầu tiên vào năm 2019, tàu Starliner đã không đi vào đúng quỹ đạo, phải trở về khi chưa tiếp cận được ISS.

Sau đó, do trục trặc kỹ thuật nên lần phóng thử vào năm 2021 cũng đã bị hoãn. Tháng 5-2022, tàu Starliner không có người lái đã đến được ISS, song các vấn đề sau đó đã trì hoãn chuyến bay thử nghiệm có người lái đầu tiên.

Mặc dù ISS dự kiến sẽ ngừng hoạt động vào năm 2030, nhưng cả tàu Starliner và Dragon đều có thể được sử dụng để đưa con người lên các trạm vũ trụ tư nhân trong tương lai mà một số công ty đang có kế hoạch xây dựng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA tiết lộ “hồ thủy tinh” ở nơi khủng khiếp nhất Hệ Mặt trời

NASA tiết lộ “hồ thủy tinh” ở nơi khủng khiếp nhất Hệ Mặt trời

NASA vừa tiết lộ những hình ảnh đáng kinh ngạc từ chuyến bay áp sát "hỏa ngục" Io của tàu vũ trụ Juno.

Đăng ngày: 10/05/2025
Lần đầu tiên phát hiện neutrino

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới

Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 09/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"

Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh song sinh của Trái đất đang bị “bóc vỏ” tàn khốc

Hành tinh song sinh của Trái đất đang bị “bóc vỏ” tàn khốc

Những phát hiện từ tàu vũ trụ BepiColombo của châu Âu - Nhật Bản có thể lý giải cách một hành tinh giống Trái Đất trở thành "hỏa ngục".

Đăng ngày: 08/05/2025
Đi tìm nguồn gốc hạt vũ trụ đi qua cơ thể chúng ta cả tỉ lần mỗi giây

Đi tìm nguồn gốc hạt vũ trụ đi qua cơ thể chúng ta cả tỉ lần mỗi giây

Khoảng một nghìn tỉ hạt nhỏ gọi là neutrino xuyên qua bạn mỗi giây. Được tạo ra trong Vụ nổ lớn Big Bang, những neutrino nguyên thủy này tồn tại trong toàn bộ vũ trụ, nhưng chúng không thể làm hại bạn.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News