NASA "kết duyên" robot với người trong hành trình lên Sao Hỏa
Theo dự tính, robot R5 Valkyrie sẽ là một phần không thể thiếu được của chiến dịch chinh phục Sao Hỏa.
Robot làm bạn với con người trong chiến dịch chinh phục sao Hỏa
Cơn ác mộng "robot sẽ thay thế con người" đang trở nên ngày một rõ rệt hơn trong không ít công việc cụ thể, thậm chí những cỗ máy vô trí còn có thể cướp đi công việc mơ ước của rất nhiểu người: trở thành một phi hành gia. Thật vậy, NASA vừa mới công bố chương tình chế tạo robot có hình dáng giống người - còn gọi là humanoid - để phục cho công cuộc thám hiểm Sao Hỏa trong tương lai.
Valkyrie R5 - bạn đồng hành của các phi hành gia trong tương lai.
Đây là kết quả của một cuộc điều tra, tìm kiếm đối tác phát triển từ hồi tháng 6/2015 của cơ quan này. Sau hơn 5 tháng tiến hành, NASA đã quyết định chọn 2 nhóm nghiên cứ - phát triển của Viện công nghệ Massachuset và đại học Northeastern với mẫu humanoid R5 Valkyrie. Ngoài ra, mỗi nhóm nghiên cứu sẽ nhận được một khoản tiền hỗ trợ hàng năm là 250.000 USD.
Với chiều cao 1,9m và nặng 125kg, R5 Valkyrie được kỳ vọng sẽ trở thành một "đồng nghiệp ăn ý" của đội ngũ phi hành gia con người sẽ đổ bộ lên Sao Hỏa trong tương lai. Với hệ thống module đàn hồi đặc biệt, R5 Valkyrie được dự đoán là có thể thực hiện mọi thao tác phản xạ trong tích tắc giống như con người. Mặc dù vậy đây chỉ là lý thuyết ở trên Trái Đất, thực hiện công việc này trên Sao Hỏa lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Ông Steve Jurczyk, giám đốc chương trình nghiên cứu khoa học dành cho các cuộc thám hiểm không gian của NASA, cho biết: "Những bước phát triển của công nghệ robot đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công cuộc khai phá vũ trụ của con người. Đặc biệt, ở những hành tinh có môi trường thuộc loại siêu khắc nghiệt thì việc thả một nhóm robot xuống để nghiên cứu chắc chắn sẽ hợp lý hơn là gửi cả một đoàn phi hành gia đổ bộ xuống với nhiều nguy cơ khó lường".

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
