NASA kêu gọi người dân không đi xem phóng tàu vũ trụ

NASA và SpaceX hôm 1/5 kêu gọi người dân ở nhà trong sự kiện đưa phi hành gia lên trạm ISS từ đất Mỹ do ảnh hưởng của Covid-19.

Các nhà chức trách cảnh báo người dân nên tránh di chuyển tới Florida để theo dõi tên lửa SpaceX đưa tàu vũ trụ chở hai phi hành gia NASA lên Trạm Vũ trụ Quốc tế hôm 27/5. Đây là lần đầu tiên trong 9 năm tàu vũ trụ chở phi hành gia cất cánh từ Trung tâm vũ trụ Kennedey của NASA sau chuyến bay cuối cùng của tàu con thoi năm 2011. Chuyến bay này cũng là nỗ lực đầu tiên của một công ty tư nhân nhằm đưa phi hành gia lên quỹ đạo.

NASA kêu gọi người dân không đi xem phóng tàu vũ trụ
Phi hành gia Bob Behnken và Doug Hurley trong buổi họp báo tại Trung tâm vũ trụ Johnson hôm 1/5. (Ảnh: NASA).

Trong những lần phóng tàu con thoi trước đây, hàng trăm nghìn người đổ xô tới Trung tâm vũ trụ Kennedy và các bãi biển gần đó, theo giám đốc NASA Jim Bridenstine. "Thách thức mà chúng tôi phải đối mặt ngay lúc này là đảm bảo để mọi người an toàn. Vì vậy, chúng tôi đang kêu gọi người dân không tới Trung tâm vũ trụ Kennedy và tôi rất buồn khi phải nói vậy. Mọi người nên theo dõi sự kiện qua mạng hoặc xem TV. Chúng tôi không muốn dịch bùng phát", Bridenstine cho biết.

Gwynne Shotwell, giám đốc SpaceX, cũng chia sẻ, bà lấy làm tiếc vì mọi người không thể quan sát trực tiếp sự kiện phóng tàu từ Florida. Nhà chức trách địa phương vẫn đang cân nhắc có cho phép người dân ra bãi biển, công viên và đường phố vào ngày phóng tàu hay không.

NASA và SpaceX đã hạn chế số nhân viên ở gần hai phi hành gia Doug Hurley và Bob Behnken. Bất cứ ai đến gần họ đều phải đeo khẩu trang và găng tay cũng như kiểm tra thân nhiệt. Nhóm phi hành gia cũng hạn chế xuất hiện trừ những buổi tập huấn quan trọng nhất. Hurley nói, họ khá thất vọng vì gia đình và bạn bè họ không thể tới xem buổi phóng tàu "nhưng rõ ràng, đó là điều đúng đắn nhất trong hoàn cảnh hiện nay".

Cả hai phi hành gia đều đã cách ly nhiều tuần cùng với vợ và con trai. Họ nằm trong số ít thành viên gia đình có thể tiễn Hurley và Behnken tại Kennedy. Các phi hành gia sẽ bị cách ly hoàn toàn trong hai tuần trước khi phóng ở Trung tâm vũ trụ Johnson và Kennedy. Ở phòng điều khiển chuyến bay của NASA và SpaceX, nhân viên phải ngồi cách nhau ít nhất 2 mét vào ngày phóng với dung dịch rửa tay, khẩu trang và găng tay để sẵn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỹ sư NASA ngồi nhà điều khiển robot trên Hoả tinh thế nào?

Kỹ sư NASA ngồi nhà điều khiển robot trên Hoả tinh thế nào?

Khi phải ngồi nhà để cách ly xã hội, những nhà khoa học ở NASA vẫn có thể điều khiển các thiết bị cách Trái đất hàng trăm triệu km.

Đăng ngày: 04/05/2020
Vũ trụ khởi đầu như thế nào?

Vũ trụ khởi đầu như thế nào?

Từng được cho là không thể giải thích, song những gì xảy ra trước khi vũ trụ hình thành luôn là đề tài thú vị của các nhà khoa học.

Đăng ngày: 04/05/2020
Toán học đang chứng minh vũ trụ có ý thức

Toán học đang chứng minh vũ trụ có ý thức

Các nhà toán học đang tìm cách sử dụng mô hình Lý thuyết Thông tin tích hợp để giải mã ý thức và cho rằng ngay cả vũ trụ cũng biết suy nghĩ.

Đăng ngày: 02/05/2020
Cặp hố đen tạo ánh sáng mạnh hơn một nghìn tỷ ngôi sao

Cặp hố đen tạo ánh sáng mạnh hơn một nghìn tỷ ngôi sao

Hố đen nhỏ trong thiên hà OJ 287 đâm vào đĩa vật chất của hố đen siêu khối lượng, tạo ra đợt lóe sáng mạnh.

Đăng ngày: 02/05/2020
NASA lần đầu thấy hiện tượng lạ: Lỗ đen sinh ra 1 hành tinh độc đáo

NASA lần đầu thấy hiện tượng lạ: Lỗ đen sinh ra 1 hành tinh độc đáo

Các nhà thiên văn học lần đầu tiên ghi nhận một hiện tượng độc đáo trong vũ trụ, khi một ngôi sao lớn trải qua quá trình tiếp cận gần một lỗ đen siêu lớn bị mất đi lớp vỏ bọc bên ngoài của mình.

Đăng ngày: 01/05/2020
Kính viễn vọng Hubble chụp được ảnh sao chổi tan rã

Kính viễn vọng Hubble chụp được ảnh sao chổi tan rã

Hai bức ảnh được chụp bởi kính viễn vọng không gian Hubble vào tuần trước cho thấy sao chổi C/2019 Y4 đã vỡ thành ít nhất 55 mảnh.

Đăng ngày: 30/04/2020
Sự sống có thể tồn tại được trên sao Hỏa, sao Kim

Sự sống có thể tồn tại được trên sao Hỏa, sao Kim

Micromycetes (một loại nấm siêu nhỏ) có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện khí quyển giống như Sao Kim, nơi có mức độ phóng xạ cao.

Đăng ngày: 29/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News