NASA khởi động dự án xây căn cứ trên Mặt trăng

Chuyến bay của tàu con thoi Orion sẽ diễn ra trong tuần tới, mở đầu cho chương trình đưa người lên Mặt trăng, và xa hơn là khám phá sao Hỏa của NASA.

NASA sẽ khởi động sứ mệnh Artemis 1, phóng tàu con thoi Orion lên Mặt trăng trong ngày 17/11, Guardian đưa tin. Từ Cape Canaveral, Florida, tàu con thoi Orion dự kiến di chuyển quãng đường 2 triệu km trong 25 ngày để đến Mặt trăng, trước khi quay trở lại Trái Đất.


Tàu con thoi Orion sẽ được phóng lên Mặt trăng trong tuần tới. (Ảnh: NASA)

Sứ mệnh của Artemis 1 là bước thử nghiệm, đặt nền móng cho các lần phóng tiếp theo của chương trình Artemis.

"Con người sẽ trở lại Mặt trăng sau 50 năm. Chúng ta sẽ ở lại đó, học cách làm việc, chế tạo, phát triển các công nghệ, hệ thống, tàu vũ trụ mới với mục tiêu đi đến sao Hỏa", Bill Nelson, Tổng giám đốc NASA, giải thích về mục tiêu của chương trình Artemis.

"Phi hành đoàn" được tàu con thoi Orion đưa lên Mặt trăng lần này là các mannequin gắn cảm biến để đo mức độ bức xạ và trọng lực trên Mặt trăng.

Nếu nhiệm vụ của Artemis 1 thành công, NASA sẽ tiếp tục triển khai sứ mệnh Artemis 2. Sứ mệnh Artemis 2 dự kiến diễn ra tháng 5/2024, đưa các phi hành gia vào không gian để thử nghiệm các thiết bị và hệ thống duy trì sự sống sử dụng trong các chuyến thám hiểm trong tương lai.

Dự kiến, sứ mệnh Artemis 3 sẽ được triển khai năm 2026, đưa con người trở lại Mặt trăng lần đầu tiên kể từ 1972.

Chương trình Artemis dự kiến tiêu tốn 93 tỷ USD của NASA. Mục tiêu của chương trình này là thiết lập sự hiện diện lâu dài trên vũ trụ, bao gồm xây dựng một căn cứ trên Mặt trăng. Từ căn cứ này, NASA sẽ đưa người lên sao Hỏa vào giữa thập niên 2030.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
NASA/ESA chụp được

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 02/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News