Tìm ra nơi sự sống Trái đất ra đời 3,5 tỉ năm trước, mang yếu tố sao Hỏa
Dấu vết của sinh vật Trái đất sơ khai đã được tìm thấy trong thạch nhũ gần 3,5 tỉ năm tuổi ở Úc, một phát hiện có thể đưa cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh tiến một bước dài.
Đó là những phiến thạch nhũ chứa được Stromatolite từ Hệ tầng Dresser ở Tây Úc. Stromatolite vốn là những cấu trúc rắn, nhiều lớp, được cho là phản ánh sự đan xen phức tạp của các cộng đồng vi sinh vật và môi trường chứa đựng chúng dù vẫn gây tranh cãi nhiều năm qua.
Trong nghiên cứu mới, nhóm khoa học gia dẫn dầu bởi Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở London - Anh đã kiểm tra các phiến thạch nhũ 3,48 tỉ năm tuổi bằng kính hiển vi quang học và điện tử, máy chụp cắt lớp... và nhiều công cụ tân tiến khác để xác thực nguồn gốc sinh học của Stromatolite.
Họ đã thành công khi chỉ ra nhiều đặc điểm liên quan đến nguồn gốc sinh học trong báo cáo khoa học vừa được công bố trên tạp chí Geology.
Một phiến thạch nhũ cổ đại chứa Stromatolite - (Ảnh: Hickman-Lewis).
Theo Sci-News, các dấu hiệu bao gồm các hình thái lớp không đồng nhất, các khoảng trống phát sinh từ quá trình khử khí của các vật liệu hữu cơ phân hủy, các cấu trúc hình trụ liên quan đến vi sinh vật quang dưỡng...
Phát hiện này đã góp thêm vào tiềm năng của khu vực Tây Úc trong nghiên cứu về nơi khởi nguồn của sự sống Trái đất, bởi đây cũng là miền đất từng hé lộ những dấu hiệu sinh học trong trầm tích khác với tuổi đời tên 3-4 tỉ năm tuổi.
Ngoài ra, nó còn mở ra một cánh cửa thú vị khác, bởi thành phần Stromatolite được thay thế hầu hết bằng hematit do thời tiết gần đây mà các nhà khoa học khai thác được từ thạch nhũ Tây Úc rất giống với đá trầm tích... sao Hỏa.
Đó không phải điều lạ lùng, bởi có nhiều nghiên cứu cho thấy sao Kim, Trái đất và sao Hỏa đã được sinh ra rất giống nhau và thiết lập cho sự sống, dù có vẻ chỉ một hành tinh thực sự thành công với việc lưu giữ sự sống cho đến ngày nay.
"Đá trầm tích trên bề mặt sao Hỏa cũng đã bị oxy hóa lan tỏa tương tự và cũng chủ yếu bao gồm các oxit sắt" - các tác giả cho biết.
Vì vậy những phát hiện trên Trái đất sẽ trở thành một mô hình, một hướng dẫn quan trọng cho các thiết bị thám hiểm sao Hỏa, trong đó dược kỳ vọng nhất là chiếc rover hoạt động như robot Perseverance của NASA, đang khám phá miệng hố khổng lồ Jerzero, nơi một tác động cổ đại tạo nên cả một đồng bằng sông rộng lớn mà cơ quan vũ trụ này tin là từng có sự sống.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
