NASA mô phỏng tiểu hành tinh 105m đâm vào Trái đất
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tổ chức hoạt động diễn tập mô phỏng một tiểu hành tinh chuẩn bị đâm vào Trái đất, phá hủy khu vực rộng 150km.
Tình huống va chạm giả tưởng này kéo dài suốt từ hôm 26/4 đến hết tuần, tại Hội nghị phòng thủ hành tinh lần thứ 7 của Viện Hàn lâm Hàng không vũ trụ Quốc tế. Hoạt động diễn tập diễn ra dưới sự chỉ đạo của Trung tâm Nghiên cứu Vật thể gần Trái đất (CNEOS) của NASA. Trong tuần cuối tháng 4, CNEOS cung cấp thông tin mới mỗi ngày cho những chuyên gia tham dự hội nghị.
Mô phỏng tiểu hành tinh bay về phía Trái đất bốc cháy trong khí quyển. (Ảnh: iStock).
Tình huống bắt đầu với giả định một tiểu hành tinh được phát hiện hôm 19/4 với tên gọi 2021 PDC. Sử dụng hệ thống theo dõi va chạm, các nhà khoa học nhận định vụ va chạm sẽ xảy ra trong vòng 6 tháng, với khả năng xảy ra là 1/2.500.
Hôm 26/4, nguy cơ va chạm được tính toán lại là 5%. Tiểu hành tinh giả tưởng 2021 PDC có đường kính ước tính từ 35 đến 700 m. Nhóm chuyên gia cũng dự đoán một số tác động có thể xảy ra, từ vụ nổ trong không trung không gây thiệt hại nghiêm trọng tới sự kiện tuyệt chủng hàng loạt.
Ngày hôm sau, tình huống được đẩy nhanh tới tháng 5/2021. Lúc này, giới chuyên gia tính toán tiểu hành tinh chắc chắn đâm vào Trái đất và nơi xảy ra va chạm nằm ở châu Âu hoặc Bắc Phi. Tuy nhiên, họ biết rất ít về kích thước chính xác của vật thể. CNEOS đề xuất vài giải pháp bao gồm phóng một quả bom nguyên tử vào tiểu hành tinh. Do việc làm chệch hướng tiểu hành tinh không khả thi, họ cân nhắc gián đoạn đường bay của vật thể bằng thiết bị nổ hạt nhân.
Trong ngày thứ 3 của hội nghị, mốc thời gian của tình huống được ấn định vào cuối tháng 6. Sử dụng kết quả đo từ kính viễn vọng, các nhà nghiên cứu tính toán đường kính 2021 PDC là 160 m và khu vực xảy ra va chạm được giới hạn ở trung tâm châu Âu.
Vào ngày cuối cùng của hội nghị, CNEOS kết luận tiểu hành tinh giả tưởng có kích thước khoảng 105 m. Nó sẽ rơi ở Cộng hòa Czech gần biên giới với Đức và Áo, với năng lượng bằng 40.000.000 tấn thuốc nổ TNT, tương đương một quả bom nguyên tử cỡ lớn. Tiểu hành tinh sẽ phá hủy khu vực rộng 150 km. Thông qua các bước, nhà chức trách tiếp nhận phản hồi dựa theo dữ liệu mới nhất mà họ công bố, giúp đảm bảo mỗi bộ phận phối hợp nhuần nhuyễn để xử lý thảm họa.
Trên thực tế, NASA đang lên kế hoạch phóng một tàu vũ trụ để làm chệch hướng tiểu hành tinh, giúp điều chỉnh quỹ đạo của nó nếu vật thể bay về phía Trái đất. Nhiệm vụ DART sẽ được phóng vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022. Tàu vũ trụ sẽ bay tới hệ tiểu hành tinh nhị phân Didymos và đâm vào một tiểu hành tinh ở vận tốc 7 km/s, giúp đo đường bay của nó thay đổi như thế nào trong không gian.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
