NASA muốn tạo ra điểm lạnh nhất trong vũ trụ

NASA dự kiến đưa một thiết bị lên trạm ISS để tạo ra điểm lạnh gấp 100 triệu lần khoảng không vũ trụ.

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) dự kiến thực hiện thí nghiệm tạo ra điểm lạnh nhất trong toàn bộ vũ trụ vào tháng 8 năm nay. Thiết bị sẽ được đặt trong một khối hộp và đưa lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), Phys.org ngày 6/3 đưa tin.

Bên trong hộp là thiết bị phát tia laser"lưỡi dao" năng lượng điện từ cùng khoang chân không. Chúng sẽ kết hợp để triệt tiêu năng lượng nguyên tử khí, làm chúng chậm đến mức gần như ngừng chuyển động. Bộ thiết bị được gọi là Phòng thí nghiệm nguyên tử lạnh (CAL) do NASA thiết kế. CAL đang trong giai đoạn lắp ráp cuối cùng, trước khi đưa lên không gian trên tên lửa SpaceX CRS-12.

NASA muốn tạo ra điểm lạnh nhất trong vũ trụ
Tia laser sẽ làm lạnh nguyên tử tới nhiệt độ thấp chưa từng có. (Ảnh: NASA).

Các nguyên tử khí có thể được làm lạnh tới 1 phần tỷ độ trên độ 0 tuyệt đối (-273.15 độ C). Điều đó biến chúng thành điểm lạnh nhất trong không gian, lạnh hơn 100 triệu lần so với khoảng không vũ trụ.

"Nghiên cứu các nguyên tử siêu lạnh có thể thay đổi hiểu biết của con người về vật chất, cũng như bản chất thực sự của trọng lực. Thí nghiệm chúng tôi thực hiện với CAL sẽ cung cấp thông tin về trọng lực và năng lượng tối, những loại lực phổ biến nhất trong vũ trụ", nhà khoa học Robert Thompson thuộc dự CAL cho biết.

Khi nguyên tử được làm lạnh tới mức như dự kiến, chúng sẽ tạo thành trạng thái vật chất được gọi là "ngưng tụ Bose-Einstein" (BEC). Các định luật vật lý quen thuộc sẽ mất dần ý nghĩa và vật lý lượng tử bắt đầu có tác động lớn hơn.

NASA chưa bao giờ quan sát hay tạo ra được BEC trong không gian. Trên Trái đất, trọng lực khiến nguyên tử liên tục bị hút về mặt đất, khiến chúng chỉ có thể được quan sát trong thời gian vô cùng ngắn. Trong trạng thái không trọng lực của ISS, nguyên tử siêu lạnh sẽ giữ được trạng thái BEC lâu hơn. CAL cho phép loại vật chất này tồn tại từ 5 đến 10 giây, thậm chí là lâu hơn với công nghệ tương lai.

Thử nghiệm này cũng có thể thúc đẩy việc phát hiện vật chất tối. Mô hình thiên văn học hiện nay chia vũ trụ ra thành 27% vật chất tối, 68% năng lượng tối và chỉ 5% vật chất thường. Với tất cả công nghệ hiện tại, con người vẫn không thể quan sát 95% vũ trụ. CAL có thể mở ra nhiều bí mật, vượt xa giới hạn của ngành vật lý hiện nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Không còn là phim nữa, nguy cơ

Không còn là phim nữa, nguy cơ "bọ" ngoài hành tinh xuống trái đất là có thật

Vi khuẩn hoặc vi trùng ở những hành tinh khác có thể bám vào phi thuyền hoặc ẩn núp trong các mẫu vật được đưa về trái đất, và có thể đe dọa sự sống trên địa cầu.

Đăng ngày: 08/03/2017
Trung Quốc phát triển tên lửa có thể phóng từ máy bay

Trung Quốc phát triển tên lửa có thể phóng từ máy bay

Trung Quốc sẽ phát triển các tên lửa có thể được phóng từ máy bay vào vũ trụ trong bối cảnh Bắc Kinh mong muốn phóng hàng trăm vệ tinh vào quỹ đạo phục vụ các mục đích quân sự, thương mại và khoa học.

Đăng ngày: 08/03/2017
Dấu tích siêu lũ trải dài 3.000km trên sao Hỏa

Dấu tích siêu lũ trải dài 3.000km trên sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện dấu tích của một trận lụt khổng lồ trên sao Hỏa với hệ thống rãnh trải dài khoảng 3.000km.

Đăng ngày: 07/03/2017
Hình ảnh mô phỏng sinh vật sống trên hành tinh gần sao lùn đỏ

Hình ảnh mô phỏng sinh vật sống trên hành tinh gần sao lùn đỏ

Các nhà khoa học sử dụng kết quả nghiên cứu điều kiện sống khắc nghiệt trên những hành tinh xa xôi để phác họa hình dáng thực sự của sinh vật ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 07/03/2017
NASA phóng tàu vũ trụ khám phá bí ẩn Mặt Trời năm 2018

NASA phóng tàu vũ trụ khám phá bí ẩn Mặt Trời năm 2018

NASA có kế hoạch phóng tàu thăm dò không người lái tới Mặt Trời để tìm câu trả lời cho ba bí ẩn lớn về ngôi sao này.

Đăng ngày: 05/03/2017
Vệt khí bí ẩn khổng lồ đang phát triển trong vũ trụ

Vệt khí bí ẩn khổng lồ đang phát triển trong vũ trụ

Các nhà thiên văn vừa phát hiện một vệt khí khổng lồ, rất sáng trôi dạt tự do trong vũ trụ xa xôi, và họ chưa tìm được nguyên nhân khiến nó trở nên sáng như thế.

Đăng ngày: 04/03/2017
Du khách lên Mặt Trăng đối mặt nguy cơ sức khỏe khó lường

Du khách lên Mặt Trăng đối mặt nguy cơ sức khỏe khó lường

Không ngừng nôn mửa, mặt sưng húp và thường xuyên có nhu cầu đi tiểu là những nguy cơ đe dọa sức khỏe mà du khách trên hành trình bay lên Mặt Trăng có thể phải đối mặt.

Đăng ngày: 04/03/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News