NASA nghiên cứu chế tạo kính thiên văn lớn gấp 10-100 lần hiện tại

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang thử nghiệm phương pháp mới để chế tạo kính thiên văn lớn gấp 10-100 lần so với loại kính hiện đại nhất hiện nay.

Về bản chất vật lý, đối với tầm quan sát của một kính thiên văn, kích thước là nhân tố quyết định. Kính thiên văn càng lớn thì khả năng thu thập ánh sáng càng lớn, từ đó cho phép các nhà khoa học có thể quan sát các vật thể ở xa chi tiết. Nói cách khác, kính thiên văn càng lớn sẽ cho ra tầm quan sát rõ và cụ thể hơn.

NASA nghiên cứu chế tạo kính thiên văn lớn gấp 10-100 lần hiện tại
Ảnh cho thấy giai đoạn cuối của một kính thiên văn khổng lồ trong tương lai có thể được tạo ra bằng cách sử dụng chất lỏng.

Tuy nhiên, kích thước lớn thì thời gian lắp đặt cũng như chi phí bỏ ra cũng sẽ lớn. Trên thực tế, NASA đã phải tốn 10 tỉ USD cho kính thiên văn James Webb (JWST), có kích thước xấp xỉ một sân tennis (21,18m x 14,17m). Đó là chưa kể đến việc vận chuyển vào không gian để tiến hành quan sát.

Với kính thiên văn từ chất lỏng, NASA hy vọng sẽ giải quyết được bài toán trên, khi nó giúp thời gian lắp đặt và chế tạo được giảm xuống, cũng như giúp các nhà thiên văn quan sát vật thể trong không gian chi tiết hơn.

Ông Edward Balaban, nhà khoa học tham gia dự án, giải thích: "Trong phạm vi trọng lực, chất lỏng có hình dạng hữu ích để chế tạo thấu kính và gương. Nếu chúng ta tạo ra chúng trong không gian, chúng có thể được sử dụng để chế tạo kính thiên văn lớn hơn đáng kể so với những loại kính trước đây".

Về thời gian chế tạo, trang web của NASA cho hay: "Quá trình chế tạo thấu kính bằng chất lỏng cho phép bỏ qua hoàn toàn quy trình cơ học như việc mài hoặc đánh bóng. Điều này có nghĩa là kính thiên văn làm từ chất lỏng chỉ mất một thời gian ngắn để chế tạo và hoàn thiện".

Theo ông Edward Balaban, nếu thí nghiệm thành công thì đây sẽ là lịch sử đối với khía cạnh quang học và chế tạo thấu kính khi nó giúp các nhà thiên văn phóng tầm nhìn xa hơn JWST, kính thiên văn hiện đại nhất hiện nay, tận 930.000 dặm (hơn 1,4 triệu km).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học chuẩn bị tái khởi động máy gia tốc hạt lớn

Các nhà khoa học chuẩn bị tái khởi động máy gia tốc hạt lớn

Tái khởi động máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider -LHC) trong tuần này sau khi phải tạm ngừng một thời gian do dịch COVID-19.

Đăng ngày: 21/04/2022
Cầu thang uốn lượn giống đường tàu lượn siêu tốc

Cầu thang uốn lượn giống đường tàu lượn siêu tốc

Công trình bậc thang “SpaceWalk” bao gồm nhiều vòng xoắn ở cách xa mặt đất, có thể gợi cảm giác như đang đi giữa không gian.

Đăng ngày: 19/04/2022
Trung Quốc sắp hoàn thành công trình thế kỷ trong vũ trụ: Chưa một quốc gia nào làm được!

Trung Quốc sắp hoàn thành công trình thế kỷ trong vũ trụ: Chưa một quốc gia nào làm được!

Sau khi hoàn thành, Thiên Cung sẽ trở thành trạm vũ trụ do một quốc gia sở hữu đầu tiên trong lịch sử.

Đăng ngày: 18/04/2022
Xây dựng đường hầm 11 tỷ USD nối Scandinavia và Địa Trung Hải

Xây dựng đường hầm 11 tỷ USD nối Scandinavia và Địa Trung Hải

Hầm đường sắt Brenner dài 55 km chạy qua dãy Alps sẽ hoàn thành vào năm 2028, cho phép các đoàn tàu chạy qua ở tốc độ 200 km/h.

Đăng ngày: 13/04/2022
Siêu đập thủy điện giúp cắt giảm hơn 236 triệu tấn CO2

Siêu đập thủy điện giúp cắt giảm hơn 236 triệu tấn CO2

Trung Quốc hôm 1/4 thống kê những con số ấn tượng về nhà máy thủy điện Liujiaxia ở tây bắc nước này sau hơn nửa thế kỷ hoạt động.

Đăng ngày: 04/04/2022
Những sự thật về siêu nhà máy thủy điện Lưỡng Hà Khẩu: xây dựng trên vách đá, cao thứ 2 thế giới

Những sự thật về siêu nhà máy thủy điện Lưỡng Hà Khẩu: xây dựng trên vách đá, cao thứ 2 thế giới

Để xây dựng toàn bộ đập đất đá của siêu thủy điện Lưỡng Hà Khẩu, cần tiêu tốn 20.000 tấn thuốc nổ, tương đương với một quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.

Đăng ngày: 23/03/2022
Chi 1,5 tỉ euro xây kính viễn vọng đo sóng hấp dẫn

Chi 1,5 tỉ euro xây kính viễn vọng đo sóng hấp dẫn

Các nhà khoa học dự kiến lắp đặt kính viễn vọng Einstein ở khu vực giữa Liège (Bỉ), Maastricht (Hà Lan) và Aachen (Đức) để đo sóng hấp dẫn.

Đăng ngày: 22/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News