NASA phát triển lò phản ứng hạt nhân trên Mặt trăng

NASA đang nỗ lực thiết kế nguồn cung cấp điện dồi dào và bền vững trên Mặt trăng bằng phản ứng nhiệt hạch.

NASA đang hợp tác với Phòng thí nghiệm Quốc gia Idaho của Bộ Năng lượng Mỹ để thiết lập một nguồn năng lượng không phụ thuộc vào Mặt trời trong các nhiệm vụ tới Mặt trăng vào cuối thập kỷ này. "Việc cung cấp hệ thống công suất cao đáng tin cậy trên Mặt trăng là bước quan trọng tiếp theo trong khám phá vũ trụ, và mục tiêu đó nằm trong tầm với của chúng ta", Sebastian Corbisiero, người đứng đầu Dự án điện nhiệt hạch bề mặt, cho biết.


Phòng thí nghiệm Quốc gia Idaho. (Ảnh: Idaho Falls Magazine)

Nếu dự án gặt hái thành công trong việc hỗ trợ con người sinh sống trên Mặt trăng, mục tiêu tiếp theo là sao Hỏa. NASA cho biết năng lượng điện nhiệt hạch bề mặt có thể cung cấp nguồn điện dồi dào bền vững bất kể điều kiện môi trường trên Mặt trăng hoặc sao Hỏa. "Tôi hy vọng hệ thống điện bề mặt sẽ đem lại lợi ích to lớn cho kế hoạch cấp điện cho công trình trên Mặt trăng và sao Hỏa, thậm chí thúc đẩy nhu cầu sử dụng trên Trái đất", Jim Reuter, phó giám đốc Ban chỉ đạo nhiệm vụ công nghệ vũ trụ của NASA, chia sẻ.

Lò phản ứng sẽ được xây dựng trên Trái đất và sau đó đưa tới Mặt trăng. Kế hoạch cho hệ thống điện nhiệt hạch bề mặt bao gồm lõi lò phản ứng dùng nhiên liệu uranium, hệ thống biến đổi năng lượng hạt nhân thành điện có thể sử dụng, hệ thống quản lý nhiệt để làm mát lò và hệ thống phân phối cung cấp ít nhất 40 kilowatt điện liên tục trong 10 năm ở môi trường Mặt trăng.

Một số yêu cầu khác gồm khả năng tự tắt mà không cần sự can thiệp từ con người, vận hành từ sàn trạm đổ bộ Mặt trăng, tháo rời và chạy trên hệ thống di động để di chuyển tới địa điểm khác. Ngoài ra, khi phóng từ Trái đất tới Mặt trăng, hệ thống cần đặt vừa bên trong khoang hình trụ có đường kính 4m và dài 6m. Hệ thống này không được nặng quá 6.000kg. Thiết kế ban đầu sẽ hoàn thiện trước ngày 19/2/2022.

Phòng thí nghiệm Quốc gia Idaho đã hợp tác với NASA trong nhiều dự án trong quá khứ. Gần đây nhất, phòng thí nghiệm phát triển hệ thống sản xuất điện bằng đồng vị phóng xạ cho robot tự hành Perseverance của NASA. Hệ thống này biến đổi nhiệt sinh ra từ quá trình phân rã tự nhiên của đồng vị plutonium-238 thành điện sử dụng được. Robot Perseverance lớn cỡ chiếc xe hạ cánh xuống sao Hỏa hồi tháng 2 năm nay và vẫn đang hoạt động.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News